EPLegal tự hào khi trở thành nhà tài trợ hợp tác của Cuộc thi Hoà giải Thương mại Việt Nam – Vietnam Mediation Moot 2023.
Cuộc thi Hòa giải thương mại Việt Nam – Vietnam Mediation Moot 2023 là cuộc thi về hòa giải thương mại bằng tiếng Việt dành cho sinh viên có đam mê và niềm yêu thích với hòa giải thương mại, được tổ chức bởi Trung tâm hòa giải thương mại Quốc tế Việt Nam – VICMC và Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước (CELG) thuộc Trường Đại học Kinh tế TP HCM (UEH). Cuộc thi đã nhận được sự quan tâm của hơn 100 đội thi đến từ 28 trường đại học khác nhau trên toàn quốc.
Ngày 25/9/2023, buổi Lễ bế mạc Cuộc thi Hoà giải Thương mại Việt Nam – Vietnam Mediation Moot 2023 đã kết thúc thành công tốt đẹp. Tại buổi lễ, Luật sư điều hành của EPLegal cũng là Hòa giải viên của VICMC – Bà Ngô Quỳnh Anh đã có bài phát biểu về sức hút của cuộc thi và truyền cảm hứng đến các bạn sinh viên về tiềm năng của hòa giải thương mại tại Việt Nam.
EPLegal là công ty luật dẫn đầu trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp bao gồm hòa giải thương mại, do đó, chúng tôi rất quan tâm đến những cuộc thi, hoạt động xã hội giúp thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực này. Chúng tôi sẽ luôn cố gắng để có cơ hội đồng hành cùng VICMC, các trường đại học, cũng như những chương trình học thuật khác để đẩy mạnh giáo dục về hòa giải thương mại đến thế hệ sinh viên Luật.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
Vào ngày 14/08/2023, Luật sư Ngô Quỳnh Anh – Luật sư Điều hành của EPLegal đã tham dự Tọa đàm Pháp luật trực tuyến của Báo Pháp luật Việt Nam về chủ đề: “Cảnh giác với thủ đoạn kêu gọi góp vốn đầu tư dự án kinh doanh để chiếm đoạt tài sản”.
Trong những năm gần đây, nhiều nhà đầu tư cá nhân đã trở thành nạn nhân của các đối tượng đã núp bóng dưới vỏ công ty để thực hiện hành vi mời gọi góp vốn đầu tư kinh doanh rồi chiếm đoạt tài sản vốn góp. Các công ty này có thể dùng thủ đoạn gian dối ngay từ đầu để lừa đảo và chiếm đoạt vốn góp của các nhà đầu tư cá nhân thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc lạm dụng sự tín nhiệm của các nhà đầu tư để chiếm đoạt vốn góp của họ khi các công ty bị rơi vào tình trạng hoạt động kém hiệu quả. Do đó, Tọa đàm được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của người dân để phòng tránh các thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra khi góp vốn hợp tác kinh doanh.
Tại buổi tọa đàm, Luật sư Ngô Quỳnh Anh đã đánh giá về mặt pháp lý và thực tiễn của thủ đoạn kêu gọi người dân góp vốn hợp tác kinh doanh rồi chiếm đoạt tài sản thông qua Vụ “lừa đảo góp vốn trồng 100ha sâm Ngọc Linh”. Đồng thời, Luật sư cũng nhấn mạnh về tình trạng hiện nay khi các doanh nghiệp có mục đích xấu lợi dụng kẽ hở và sự thiếu chặt chẽ pháp luật trong hoạt động đầu tư để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các nhà đầu tư cá nhân. Ngoài ra, Luật sư còn lưu ý về các tội danh như “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo Điều 174 và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Điều 175 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) để cảnh tỉnh những kẻ có ý định phạm tội hoặc đang phạm tội lừa đảo trong hoạt động đầu tư và hợp tác kinh doanh.
Cuối buổi Tọa đàm, Luật sư đưa ra các lời khuyên vô cùng hữu ích cho khán giả về các cách hành động cần thiết mà các nhà đầu tư cá nhân nên lưu ý khi đã, đ
ang và sẽ tham gia góp vốn đầu tư dự án hợp tác kinh doanh.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập: https://tvphapluat.vn/video/toa-dam-phap-luat-truc-tuyen-canh-giac-voi-thu-doan-keu-goi-gop-von-dau-tu-du-an-kinh-doanh-de-chiem-doat-tai-san-70857/ _____________________ #EPLegal #AnnieNgo #TonyNguyen #TuyenNguyen #ToaDamPhapLuatTrucTuyen #HopDongHopTacKinh Doanh #ChiemDoatVonGop
EPLegal đang tìm kiếm các ứng viên xuất sắc để tham gia vào nhóm chuyên môn của chúng tôi với tư cách là NHÂN VIÊN PHÁP LÝ với các mối quan tâm chính trong: Dự án và năng lượng, Giải quyết tranh chấp, Trọng tài.
Các nhiệm vụ và trách nhiệm công việc:
• Chuẩn bị các văn bản pháp lý • Thu thập và phân tích các tài liệu nền tảng chuyên nghiệp • Soạn thảo các loại văn bản pháp lý bao gồm hợp đồng, bản ghi nhớ và ý kiến pháp lý • Giữ liên lạc với khách hàng, đối tác và các cơ quan chính phủ • Hành chính pháp lý khác
Nền tảng và kỹ năng chuyên môn cần thiết:
• Tốt nghiệp đại học luật trở lên với kết quả học tập xuất sắc; • Bằng LLM và / hoặc chứng chỉ luật sư; • Thực hành vững vàng với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực trọng tài; • 3 năm kinh nghiệm trở lên trong Công ty Luật; ưu tiên mảng tố tụng trọng tài • Nói và viết thành thạo tiếng Việt và tiếng Anh; • Thực hành tốt dịch vụ khách hàng và cố vấn cho các quốc tịch khác nhau của khách hàng; • Tư duy logic và kỹ năng phân tích pháp lý; • Thái độ và ngoại hình chuyên nghiệp, linh hoạt Những gì chúng tôi cung cấp: • Môi trường quốc tế đầy thách thức, nơi khuyến khích phát triển và tăng trưởng cá nhân • Cơ hội làm việc với các khách hàng có cấu hình cao trong các giao dịch có cấu hình cao • Mức lương cạnh tranh,thưởng cuối năm và thưởng hoàn thành tốt dự án, Bảo hiểm PVI, du lịch hàng năm, trang bị laptop riêng, …
Cách nộp hồ sơ
Nếu bạn muốn ứng tuyển vào vị trí trên, vui lòng gửi CV cho phòng Nhân sự của chúng tôi (Ms.Hiền) fna@eplegal.com .
Nơi làm việc:
– Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. – Lê Thánh Tôn, Q1, TP.HCCM
Được biết theo dự đoán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế thị trường dầu mỏ tới đây sẽ dư thừa cung khoảng 1,7 triệu thùng/ngày nếu OPEC+ còn tiếp tục nới lỏng việc cắt giảm sản lượng.
Giá dầu Brent trong thời gian vừa qua
Vào ngày 15/12 vừa qua, dầu thô Brent đang ở mức 73,88 USD/thùng. Tuy nhiên, đến ngày 16/12 dầu thô Brent đã tăng lên hơn 1,5% và có giá 75,28 USD/thùng. Theo đánh giá, giao dịch dầu mỏ vì các tác động tiềm ẩn từ Omicron lên nhu cầu đang có những dấu hiệu dư thừa cung. Đa số các phân tích và dự đoán đều cho rằng cán cân thị trường dầu mỏ sẽ bắt đầu chuyển hướng. Dự đoán trong tháng 12 này sẽ có dấu hiệu dư cung và đặc biệt sang quý tới cung sẽ vượt cầu.
Đầu tuần qua, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng dự đoán kịch bản về ngành dầu mỏ. Cụ thể, lượng dầu mỏ sẽ vượt qua nhu cầu trong tháng này. Nguồn cung cũng sẽ được thúc đẩy từ Mỹ và những thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu mỏ. Các đồng minh cũng đóng vai trò quan trọng cho diễn biến của quý I/2022.
Giá dầu Brent trong thời gian vừa qua
Nhận định cho tương lai
Cơ quan Năng lượng Quốc tế phát biểu: “Nhiều hoạt động hỗ trợ thị trường hiện nay bị thắt chặt. Tuy nhiên các hoạt động đang được triển khai và nguồn cung dầu mỏ sẽ vượt từ tháng 12.”.
Cũng theo đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế đưa ra nhận xét: Nếu tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng với đồng minh (Gọi tắt chung là OPEC+) tiếp tục thực hiện việc nới lỏng cũng như cắt giảm sản lượng. Thị trường sắp tới sẽ dư khoảng 1,7 triệu thùng/ngày vào quý I/2022. Con số này có thể sẽ tiếp tục tăng thêm lên tới 2 triệu thùng/ngày vào quý II của năm sau. Kịch bản này sẽ làm cho thị trường dầu mỏ trở nên dễ thở hơn vào năm 2022.
Cơ quan này cho rằng số ca nhiễm Covid-19 tăng cao gần đây cũng là lý do kìm hãm sức phục hồi nhu cầu dầu mỏ ở toàn cầu. Đồng thời, Cơ quan này cũng có động thái điều chỉnh. Cụ thể, trong dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ đã giảm 100.000 thùng/ngày với năm 2021 và 2022. Riêng với năm 2021, họ ước tính nhu cầu dầu mỏ tăng khoảng 5,4 triệu thùng/ngày so với năm 2020. Dự đoán sẽ tăng thêm 3,3 triệu thùng/ngày năm 2022. Với dự tính trên, c. Con số trên hy vọng tình hình dầu mỏ sẽ trở về như trạng thái trước khi dịch.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế hy vọng có thể trở lại mức 99,5 triệu thùng/ngày.
Xăng dầu trong bối cảnh dịch bệnh
Với sự ra đời của biến thế mới Omicron, biến thể hiện đã lan tới khoảng 80 quốc gia. Theo Tổ chức Y tế Thới giới, thời điểm hiện tại có thể biến thể này đã lan rộng. Biến thể mới này cho thấy lây lan với tốc độ chưa từng thấy từ những biến thể trước đó.
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và OPEC+ cho biết cuộc họp dự kiến vào ngày 04/01 có thể sẽ đẩy sớm lên. Tùy thuộc vào biến động nhu cầu năng lượng, tổ chức này sẽ lên kế hoạch để xem xét bổ sung. Kế hoạch bổ sung lên đến 400.000 thùng dầu/ngày cho nguồn cung từ tháng 01/2022.
Nhu cầu được dự đoán sẽ tăng trở lại nếu có nước mở cửa biên giới. Hiện nay, nhu cầu đang được hỗ trợ khi chính phủ các nước tăng chi tiêu. Việc này vừa để phục hồi kinh tế vừa nhằm chuyển dịch năng lượng. Đây cũng là nhu cầu nhằm đối phó với biến đổi khí hậu tại các quốc gia.
Xăng dầu trong bối cảnh dịch bệnh
Như vậy, những dự đoán trên một phần lớn sẽ dựa vào tình hình kinh tế, đại dịch Covid. Ngành xăng dầu, năng lượng được coi là ảnh hưởng nặng từ đại dịch Covid. Cần nắm bắt rõ những sự kiện xung quanh gây ảnh hưởng tới ngành xăng dầu, năng lượng để hiểu được sự thay đổi cũng như xu hướng của nó. Hãy tiếp tục theo dõi tin tức từ EP Legal để cập nhật các tin tức mới nhất liên quan. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì cần được tư vấn, giải đáp hãy liên hệ với EP Legal qua website hoặc hotline.
Sau một chuỗi dài ảnh hưởng, toàn thế giới khủng hoảng xăng dầu giá dầu đã có dấu hiệu giảm xuống. Tuy nhiên, việc tăng giảm xăng dầu vẫn không nắm bắt được do sự lên xuống thất thường của nó.
Giá xăng dầu thế giới trong thời gian qua
Tại Mỹ, giá dầu thô ngọt nhẹ tăng lên 0.49%, thời điểm hiện tại đang bán với giá 69,83 USD/thùng. Cùng lúc đó, dầu thô Brent cũng đã tăng 4,58% và bán với giá 73,08%.
Báo nước ngoài đưa tin, hy vọng giá dầu cũng như nền kinh tế thế giới không bị ảnh hưởng. Hiện tại, biến thể mới Omicron đã xuất hiện gây nên sự chao đảo cho thế giới. Theo báo cáo tại Nam Phi, hầu hết các trường hợp nhiễm Omicron đều chỉ có các triệu chứng nhẹ. Tại nhà Trắng, các cố vấn y tế công cộng vẫn cân nhắc lệnh cấm của Mỹ với Nam Châu Phi nhập cảnh.
Giá xăng dầu thế giới trong thời gian qua
Theo nhà phân tích của Oanda, nhu cầu dầu không ổn định dẫn tới giá dầu cũng không ổn định. Nếu Mỹ áp dụng biện pháp hạn chế mới dầu có thể sẽ dư thừa nguồn cung vào cuối tháng.
Việc Iran xuất khẩu dầu sau khi các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran cũng là nguyên nhân ảnh hưởng. Giá dầu tăng nhiều lí do là vì Iran không tăng xuất khẩu dầu. Cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran diễn ra nhiều lần về việc cứa vãn thỏa thuận hạt nhân 2015.
Tại Hội nghị Dầu khí Thế giới, các công ty năng lượng với sự đại diện của giám đốc điều hành. Đa số đều khẳng định nhu cầu sử dụng dầu sẽ tăng cao đặc biệt trong nhiều thập kỷ tới.
Ả-rập Xê-út cũng đã tăng giá dầu thô trong tháng Giêng cho Châu Á và mỹ. Cụ thể, tại Châu Á mức giá dầu Arab Light đang là 3,30 USD/thùng.
Đối diện với sự biến đổi bất thường này, OPEC đã ngỏ lời và có ý định họp nhóm trở lại. Mục đích nhằm điều chỉnh về sản lượng và đáp ứng xu hướng của toàn cầu theo từng giai đoạn.
Giá dầu tại Việt Nam
Tại Việt Nam thời điểm vừa qua, Giá E5 RON92 đã có giá không vượt quá 22,917 VNĐ/lít. Xăng RON 95 cũng đã giảm còn không quá 23,902 VNĐ/lít. Dầu diesel, dầu hỏa và dầu mazut cũng đã không vượt quá lần lượt 18,382 VNĐ/lít; 17,197 VNĐ/lít và 16,477 VNĐ/lít.
Giá dầu tại Việt Nam
Cơ quan quản lý thực hiện tăng trích lập hoặc giảm quỹ bình ổn, giá xăng dầu sẽ giảm ít. Tuy nhiên, nếu quỹ bình ổn không bị tác động, rất có thể giá xăng E5 RON và RON 95 sẽ giảm hơn nữa. Theo báo cáo về tình hình trích lập, sử dụng và phát sinh trên số dư của Quỹ bình ổn. Cho đến hết quý III 2021, quỹ hiện chỉ còn dư hơn 824 tỷ đồng. Con số này đã giảm 300 tỷ so với quý II. Đáng chú ý, quỹ đã giảm hơn 8,400 tỷ so với số dư của Quỹ vào đầu năm nay.
Theo đó, giá xăng dầu trong thời gian này đã được điều chỉnh giảm mạnh nhất trong 21 tháng qua.
Bộ Công Thương cho biết, trong vòng 01 năm qua, xăng dầu trong nước đã biến động rất nhiều. Cụ thể, đã tăng 18 lần, giảm 5 lần và giữ nguyên 3 lần.
Xăng tăng rồi giảm đột ngột khó đoán?
Tại Việt Nam, việc giá xăng bất ngờ giảm do nhiều nguyên d khác nhau, đáng kể nhất là do xu hướng của thế giới.
Theo PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên nhân là do sự ảnh hưởng từ thế giới. Lĩnh vực này, Việt Nam phần lớn phụ thuộc vào nguyên, nhiên liệu thực phẩm. OPEC đã tăng sản lượng khai thác dầu mỏ. Nền kinh tế thế giới cũng không phục hồi nhanh chóng như dự đoán ban đầu. Sau khi OPEC và IEA cảnh báo về tình trạng dư cung nếu đại dịch còn diễn biến phức tạp.
Theo nhận định của PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giá xăng dầu sẽ không tăng quá cao. Việc tăng quá cao sẽ khiến kinh tế thế giới khó hồi phục, Trong thời gian vừa qua, Mỹ cũng đã có hành động kêu gọi OPEC tăng sản lượng khai thác. Nhiều nước cũng đã áp dụng việc xả kho, mở cửa dự trữ xăng dầu nhằm hạ giá thị trường. Biến chủng Omicron bùng phát, nhiều quốc gia giãn cách là nguyên nhân cần nhấn mạnh.
Dấu hiệu giảm gần đây cho thấy là một tác động tích cực đến nền kinh tế. Giá xăng dầu ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế khi chiếm 3.52% so với tổng chi phí sản xuất. Đây là tỷ trọng khá cao và có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của một doanh nghiệp. Nó tác động tới các ngành điển hình như: đánh bắt thuỷ sản, vận tải,… Bên cạnh đó, việc giảm giá cũng sẽ làm giảm áp lực trong việc lưu thông, giảm sức cạnh tranh. Các ngành dịch vụ vận chuyển thời đại này hết sức chuyên nghiệp và có sự ảnh hưởng lớn.
Xăng tăng rồi giảm đột ngột khó đoán?
Như vậy, bằng việc xác định, nhận định giá dầu là việc quan trọng đối với nền kinh tế. Việc thay đổi bất thường của nó cũng đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay cần được tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ với EP Legal để được đội ngũ chuyên viên/luật sự tận tâm giải đáp. Chi tiết liên hệ qua websit hoặc hotline.
Hình thức này còn khá mới đối với Việt Nam. Tuy nhiên không phải trong trường hợp, tranh chấp nào cũng có thể áp dụng phương thức này. Hãy cùng EP Legal VN tìm hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật Việt Nam đối với phương thức này.
Khi nào được phép giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại?
Theo Luật Trọng tài thương mại 2010, tranh chấp sẽ được giải quyết bằng trọng tài khi: Các bên có thoả thuận với nhau. Khi các bên thỏa thuận sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp thì Trọng tài sẽ thực hiện. Lưu ý rằng, thỏa thuận này có thể được xác lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Nếu có một bên tham gia là cá nhân đã chết hoặc tuyên mất năng lực hành vi dân sự: Trước đó hai bên đã có thỏa thuận trọng tài thì thoả thuận đó vẫn có hiệu lực. Người thừa kế hay người đại diện theo pháp luật của người nêu trên vẫn phải bắt buộc tuân theo. Tuy nhiên, các bên trước đó đã có thỏa thuận khác thì sẽ tuân theo thỏa thuận của các bên.
Trường hợp nếu bên tham gia là một tổ chức. Nếu tổ chức đó thay đổi về quy mô, tình trạng (chấm dứt hoạt động, bị tuyên bố phá sản, giải thế, hợp nhất. chia, tách, sáp nhập hay tổ chức chuyển đổi hình thức) thì thoả thuận trọng tài trước đó vẫn sẽ có hiệu lực. Tổ chức mới vẫn phải tiếp nhận quyền và nghĩa vụ trước đó. Nếu các bên có thoả thuận khác thì sẽ tuân theo thỏa thuận đó.
Khi nào được phép giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại?
Theo đó, trọng tài thương mại sẽ không có thẩm quyền đương nhiên đối với các tranh chấp thương mại. Trọng tài chỉ có thẩm quyền khi các bên có thoả thuận về phương thức giải quyết. Khi các bên có yêu cầu trọng tài giải quyết thì trọng tài có thẩm quyền trong tranh chấp đó. Tuy nhiên, tranh chấp đó cần phải nằm trong phạm vi mà pháp luật cho phép. Tuỳ từng tranh chấp mà quy định của pháp luật có cho phép lựa chọn trọng tài giải quyết.
Trọng tài và các hình thức tồn tại
Trọng tài hiện nay đang có hai hình thức cơ bản: trọng tài vụ việc và trọng tài thời trực
Tìm hiểu về trọng tài vụ việc
Hình thức này, trọng tài sẽ sẽ các bên có tranh chấp thoả thuận với nhau và thành lập. Khi tranh chấp đó được giải quyết xong thì trọng tài sẽ tan rã. Hình thức này sẽ có các điểm đặc trưng như sau:
Được hình thành do các bên tham gia, có tranh chấp và tự chấm dứt khi giải quyết xong.
Trọng tài viên sẽ do các bên chỉ định. Trọng tài viên có thể là người của một trung tâm trọng tài hoặc không. Sẽ không có trụ sở, không có bộ máy điều hành hay danh sách trọng tài viên.
Về quy tắc tố tụng, trong việc giải quyết các bên có thể tự thoả thuận để xây dựng hay lựa chọn quy tắc của các trung tâm trọng tài khác phù hợp.
Đối với trọng tài thường trực
Trọng tài sẽ được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy riêng và có trụ sở làm việc cách thường xuyên. Tại đây sẽ có danh sách các trọng tài viên của trung tâm. Các trọng tài sẽ phải hoạt động theo điều lệ cũng như quy tắc của trung tâm trọng tài. Hầu hết, các tổ chức trọng tài lớn trên thế giới đều hoạt động theo hình thức này. Có nhiều tên gọi khác nhau đối với hình thức này như: trung tâm trọng tài, viện trọng tài,…
Trọng tài sẽ được tổ chức chặt chẽ, có bộ máy riêng và có trụ sở làm việc cách thường xuyên.
Nguyên tắc khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Tại Điều 4 Luật Trọng tài thương mại đã quy định nguyên tắc này như sau:
Các bên tham gia có sự tự do về ý chí. Do đó, trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên tham gia. Thoả thuận của các bên không được vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Trong quá trình giải quyết, trọng tài phải xét xử khách quan, vô tư, độc lập, đúng pháp luật. Nguyên tắc là chính là cơ sở đưa ra những phán quyết công tâm nhất. Điều này cũng được ghi nhận tại Hiến pháp và các văn bản pháp luật liên quan.
Các bên tham gia đều bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài cần tạo điều kiện cho các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đây được coi là nguyên tắc chung của tố tụng. Tại Luật Tổ chức Toà án nhân dân và Bộ Luật Tố tụng dân sự cũng quy định rõ điều này.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tiến hành không công khai nếu các bên không có thỏa thuận khác. Đây chính là ưu điểm so với việc giải quyết tranh chấp bằng Toà án. Điều này giúp cho các bên đảm bảo được bí mật và uy tín của các bên tham gia.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tiến hành không công khai
Phán quyết của trọng tài là phán quyết chung thẩm hay nguyên tắc xét xử một lần. Đây là một nguyên tắc đặc trưng của trọng tài, trái với việc quy định xét xử của Toà án. Nguyên tắc này đòi hỏi trọng tài cần có trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm giỏi. Trọng tài cần đưa ra phán quyết chính xác để bảo vệ quyền cũng như lợi ích của các bên.
Trên đây là những kiến thức mà Quý khách hàng cần nắm được khi lựa chọn phương thức này để giải quyết tranh chấp. Với đội ngũ trọng tài của EP Legal VN, Quý khách hàng có thể yên tâm cả về thái độ, trình độ cũng như kinh nghiệm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay cần được tư vấn, hỗ trợ kỹ hơn, hãy liên hệ với chúng tôi qua website hoặc hotline 24/7
Hiện nay, theo quy định của pháp luật, Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong 04 phương thức khác nhau để giải quyết tranh chấp đó. Bốn phương pháp bao gồm: Thương lượng; Hòa giải; Tòa án hoặc Trọng tài. Hãy cùng EP Legal VN tìm hiểu kỹ hơn về 04 phương thức thông qua bài viết này.
Giải quyết tranh chấp bằng hình thức thương lượng
Đây là phương thức đơn giản và được các Doanh nghiệp mong muốn hướng tới nhất.
Phương thức này sẽ thực hiện bằng việc các bên có tranh chấp cùng bàn bạc, thỏa thuận với nhau. Thông qua đó các bên tự mình dàn xếp và tháo gỡ những bất đồng phát sinh. Các bên tự giải quyết sẽ lại bỏ tranh chấp mà không cần sự trợ giúp từ bên thứ ba. Như vậy, phương thức này sẽ được giải quyết bằng chính các bên tham gia tranh chấp.
Đáng nói, trong quá trình thương lượng, các bên sẽ không phải chịu sự ràng buộc. Các ràng buộc này là quy định của pháp luật liên quan đến trình tự, thủ tục giải quyết. Khi lựa chọn phương thức này, các bên sẽ được tự do hơn trong ý chí, cách giải quyết.
Tuy vậy, sau khi các bên thương lượng xong việc thực thi cũng sẽ phụ thuộc vào sự tự nguyện. Kết quả của thương lượng sẽ không bị ràng buộc bắt buộc thực hiện. Do không có cơ chế pháp lý nào đảm bảo nên các bên sẽ thực thi trên tinh thần tự nguyện.
Giải quyết tranh chấp bằng hình thức thương lượng
Giải quyết bằng phương pháp hoà giải
Khác với phương thức trên, khi lựa chọn phương thức này sẽ có bên thứ ba tham gia. Hoà giải viên là người sẽ hỗ trợ, thuyết phục và trung gian để tìm kiếm giải pháp. Các giải pháp đưa ra sao cho phù hợp với các bên nhằm giải quyết tranh chấp.
Hoà giải sẽ mang mục đích là hoá giải, qua đó mà không tạo ra căng thẳng mối quan hệ các bên. Hoà giải cũng sẽ phải giữ bí mật về thông tin các bên, không cung cấp cho bất kỳ ai.
Bên thứ ba đóng vai trò trung gian, đưa ra nhận định, cách giải quyết khách quan nhất. Trong đó, các bên sẽ không phải chịu chi phối bởi các quy định mang tính khuôn mẫu. Khi lựa chọn phương thức này các bên cũng không bị ràng buộc pháp luật về hoà giải.
Cũng giống như phương thức trước đó, kết quả hoà giải cũng được thực hiện bằng sự tự nguyện. Sẽ không có cơ chế nào để đảm bảo cho kết quả được thi hành. Tuỳ vào sự tự nguyện, ý chí các bên mà kết quả hoà giải có được thi hành hay không.
Giải quyết bằng phương pháp hoà giải
Tranh chấp được trọng tài thương mại giải quyết
Đây là phương pháp đang được khuyến khích hiện nay. Phương thức này sẽ thông qua trọng tài viên để giải quyết tranh chấp. Trọng tài viên sẽ là bên thứ ba độc lập, đưa ra phán quyết trọng tài. Phán quyết này có giá trị chung thẩm yêu cầu các bên tham gia phải thực hiện.
Tuy nhiên, các bên chỉ có thể lựa chọn phương thức này nếu hai bên đã thoả thuận với nhau. Các bên tranh chấp cũng có thể yêu cầu giải quyết bằng phương thức này. Cần nắm rõ các quy định của pháp luật liên quan đến thẩm quyền giải quyết của trọng tài.
Cần phải đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật, điển hình là Luật trọng tài thương mại. Phương thức này cho phép các bên lựa chọn trung tâm, trọng tài, địa điểm giải quyết cũng như pháp luật áp dụng. Đây được coi là việc đảm bảo quyền định đoạt cho các bên.
Ngoài ra, hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ không được công khai, đảm bảo bí mật. Quy định này giúp các bên đảm bảo về bí mật kinh doanh.
Tranh chấp được trọng tài thương mại giải quyết
Lựa chọn Toà án để giải quyết tranh chấp
Có thể thấy đây là cơ quan giải quyết phổ biến nhất, có tính quyền lực cao nhất. Lúc này, cơ quan xét xử sẽ nhân danh quyền lực nhà nước để thực hiện giải quyết. Theo quy định, trình tự và thủ tục yêu cầu nghiêm ngặt cần nắm rõ khi dùng phương thức này.
Theo đó, Toà án cũng sẽ chỉ giải quyết nếu các bên có yêu cầu giải quyết tranh chấp. Tòa án sẽ thụ lý giải quyết nếu thuộc thẩm quyền của mình.
Phán quyết của Tòa sẽ là bản án. Quyết định của Toà án nhân danh quyền lực của nhà nước. Do vậy quyết định này sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước.
Tranh chấp được giải quyết thông qua trình tự, thủ tục của pháp luật liên quan. Nếu các bên đã có thoả thuận trọng tài khi tranh chấp xảy thì Toà án phải từ chối thụ lý. Tuy nhiên nếu phán quyết của trọng tài là vô hiệu hay không thực hiện được thì Tòa án sẽ thụ lý.
Như vậy, các phương pháp đều có các ưu và nhược điểm riêng. Tùy từng trường hợp, tranh chấp khác nhau mà doanh nghiệp lựa chọn phương thức phù hợp. Tùy tình hình thực tế cũng như nhu cầu mà EP Legal VN sẽ đưa ra tư vấn phù hợp nhất. Trên đây là thông tin mà EP Legal VN cung cấp tới bạn đọc. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các phương thức giải quyết tranh chấp. Để được EP Legal VN tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ với chúng tôi qua website hoặc hotline.
Theo Nghị Quyết số 55/NQ-TW ngày 11/02/2020, Bộ Chính Trị đã ban hành các tiêu chí để phát triển nhiệt điện khí sử dụng LNG, chú trọng vào đầu tư vào kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ việc nhập khẩu và tiêu thụ LNG. Việc nhập khẩu và sử dụng một nguồn năng lượng mới chắc chắn sẽ đem lại những thách thức về mặt kỹ thuật. Ngoài ra, rủi ro về mặt pháp lý cũng sẽ là vấn đề mà các nhà nhập khẩu cần đặc biệt lưu ý. Bài viết ngắn này của EPLegal sẽ đánh giá những tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình nhập khẩu LNG về Việt Nam.
Những kiểu tranh chấp trong mua bán LNG trên thế giới
Bài viết này xem xét 3 trong số những tranh chấp khá phổ biến. Thậm chí còn trở nên rõ ràng hơn vào năm 2020 dưới sự ảnh hưởng của Covid-19.
Tranh chấp về giá
Kiểu thứ nhất chính là tranh chấp về giá. Điều này xảy ra khi LNG trên thị trường giao ngay có mức giá thấp hơn rất nhiều so với giá trong các hợp đồng dài hạn. Khi đó, bên mua của hợp đồng dài hạn sẽ sử dụng điều khoản điều chỉnh giá để không phải chịu thiệt hại. Ở phía ngược lại, nếu giá của thị trường giao ngay tăng đột biến, bên bán cũng sẽ muốn điều chỉnh để đạt lợi nhuận tốt hơn.
Một ví dụ điển hình là vụ kiện trọng tài ICC giữa Công ty năng lượng Edison của Ý (“Edison”) và Công ty Rasgas của Qatar (“Rasgas”). Trong vụ việc này, Edison đã ký một hợp đồng dài hạn 25 năm để mua LNG từ Rasgas với giá được tính theo giá dầu thô. Với số LNG mua được, Edison sẽ bán lại ở dạng khí cho các bên tiêu thụ.
Tranh chấp xảy ra khi giá dầu tăng đồng thời với sự giảm mạnh của giá khí. Điều này khiến Edison phải chịu lỗ khí bán khí cho các bên tiêu thụ. Với tình cảnh như vậy, Edison đã phải đưa vụ việc lên ICC để yêu cầu được điểu chỉnh lại giá trong hợp đồng dài hạn đã ký. Theo thông tin từ Glabal Arbitration Review, ICC đã ra phán quyết có lợi cho phía Edison.
Tranh chấp xảy ra khi giá dầu tăng đồng thời với sự giảm mạnh của giá khí
Liên quan quan tới những sự kiện bất khả kháng
Kiểu tranh chấp thứ hai liên quan quan tới những sự kiện bất khả kháng. Trong năm 2020, Tập đoàn China National Offshore Oil (“CNOOC”) với tư cách là bên nhập khẩu LNG đã tuyên bố về sự kiện bất khả kháng khi Chính phủ Trung Quốc áp đặt các lệnh cách ly và hạn chế đi lại. Tuy nhiên, những nhà cung cấp lớn như Total và Shell đã không đồng ý về tính hợp lệ của những tuyên bố này.
Một số vụ việc tương tự khác cũng đã xảy ra tại Ấn Độ khi các nhà nhập khẩu thông báo về sự kiện bất khả kháng với lý do lệnh phong tỏa toàn quốc ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhu cầu nội địa cho khí cũng như sự vận hành của càng nhận LNG. Mặc dù những thông tin chi tiết hơn không được công khai nhưng cũng có thể suy luận rằng tranh chấp hoàn toàn có thể xảy ra trong một bối cảnh mà sự kiện bất khả kháng khó được chấp nhận từ phía bên còn lại của hợp đồng.
Tranh chấp về việc giao hàng thiếu hoặc không giao hàng cũng gây ra nhiều khó khăn cho bên mua
Thứ ba, tranh chấp về việc giao hàng thiếu hoặc không giao hàng cũng gây ra nhiều khó khăn cho bên mua. Theo một bài báo của OGEL về “Sự thay đổi của Thị trường LNG và Các Hợp đồng”. Kiểu tranh chấp này thường xảy ra khi bên bán của một hợp đồng dài hạn cố tình giao thiếu hoặc không giao LNG. Vì vậy, để bán chính số lượng LNG đó trên thị trường giao ngay với mức giá lời hơn so với giá trong hợp đồng với bên mua.
Trường hợp này có thể coi là một cách giao dịch thiếu uy tín của bên bán. Do đó bên mua sẽ có xu hướng không chấp nhận những khoản bồi thường theo hợp đồng. Mà sẽ kiện ra trọng tài để có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại tối đa.
Khả năng các nhà nhập khẩu LNG Việt Nam gặp phải những tranh chấp kể trên
Lĩnh vực mua bán LNG vẫn còn là vấn đề mới đối với Việt Nam. Vì vậy, tại thời điểm hiện tại, bài viết này chỉ có thể dự đoán về những rủi ro cho các nhà nhập khẩu Việt Nam.
Mục đích chính của việc nhập khẩu LNG là để cung cấp khí cho các nhà máy nhiệt điện.
Mục đích chính của việc nhập khẩu LNG
Hiện nay, mục đích chính của việc nhập khẩu LNG là để cung cấp khí cho các nhà máy nhiệt điện. Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh , Nhà máy Nhiệt điện khí Sơn Mỹ 1 và Sơn Mỹ 2 và Nhà máy Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. Theo của Tạp Chí của Hội Dầu Khí Việt Nam, Tổng Công ty Khí Việt Nam (“PV GAS”) đang tiến hành đảm bảo các nguồn cung LNG thông qua việc ký kết một số các hợp đồng khung mua bán LNG (“MSA”).
Để đánh giá được mức độ rủi ro của việc xảy ra tranh chấp về giá. Cần hiểu được cách PV GAS tính giá khi bán lại LNG (hoặc khí từ LNG) cho các bên tiêu thụ (các nhà máy nhiệt điện). Tuy nhiên, các điều khoản về giá trong hợp đồng bán khí của PV GAS nhiều khả năng là sẽ không được công bố. Do đó, bài viết này giả định rằng giá bán khí của PV GAS sẽ được tính dựa trên giá nhập khẩu LNG.
Trong trường hợp này, PV GAS (hoặc một nhà nhập khẩu LNG để bán lại cho nhà máy nhiệt điện) khó có thể bị đặt vào tình trạng chịu lỗ. Tương tự như trường hợp của Edison đã được đề cập ở phần I phía trên. Bất kể giá LNG nhập khẩu có giao động thế nào. Các nhà nhập khẩu cũng có thể thu lại từ bên tiêu thụ với một mức giá có thể sinh lời.
Thêm vào đó, trong các hợp đồng MSA, LNG được giao dịch qua các đơn hàng giao ngay. Điều này có nghĩa là bên mua không cam kết mua một số lượng LNG nhất định nào cho cả năm. Vì lý do này, ngay cả khi nhà nhập khẩu Việt Nam có phát sinh thiệt hại từ việc giá LNG giao động. Đây cũng chỉ là thiệt hại của một đơn hàng đơn lẻ và không nghiêm trọng như thiệt hại xảy ra cho bên mua của một hợp đồng dài hạn.
Sự kiện bất khả kháng
Về sự kiện bất khả kháng, điều khoản về bất khả kháng trong hợp đồng thường có cách áp dụng tương đối giống nhau và bao gồm hai yếu tố chính là: (1) sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên và (2) sự kiện đó ngăn cản một bên thực hiện nghĩa vụ của mình mặc dù bên đó đã nỗ lực hết sức để khắc phục.
Lúc này, câu hỏi đặt ra là việc chính phủ ban hành các lệnh dẫn tới sự ngừng hoạt động của cảng nhận. Và kho LNG có thể trở thành sự kiện bất khả kháng hay không. Có thể nói rằng, số lượng kho chứa LNG tại Việt Nam đang còn hạn chế. Trong vài năm sắp tới các kho chứa Thị Vải, Mỹ Sơn sẽ được đưa vào hoạt động.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán LNG, nếu hoạt động của các kho này bị gián đoạn vì những lý do ngoài tầm kiểm soát. Các nhà nhập khẩu Việt Nam sẽ có rất ít lựa chọn thay thế hợp lý. Có thể lấy đó làm cơ sở để thông báo sự kiện bất khả kháng.
Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu cũng cần được tư vấn rằng sự kiện bất khả kháng. Đây là một vấn đề rất phức tạp để chứng minh. Còn có các yếu tố quan trọng khác cấu thành nên một sự kiện bất khả kháng hợp lệ. Như khoảng thời gian mà sự kiện đó kéo dài hay thông báo của bên bị ảnh hưởng có được thực hiện đúng hay không.
Đối với rủi ro về bên bán giao thiếu hoặc không giao hàng. Những trường hợp này sẽ khó xảy ra trong lúc những nhà nhập khẩu Việt Nam vẫn mua LNG theo các đơn hàng giao ngay. Mỗi một đơn hàng sẽ có một điều khoản về giá cùng cách tính toán riêng. Được đàm phán và đồng ý bởi bên mua và bên bán khi ký kết đơn hàng. Trong trường hợp này, sự cam kết của các bên chỉ gói gọn trong một đơn hàng. Điều này sẽ không chịu ảnh hưởng từ sự biến động của giá thị trường. Bên bán cũng sẽ có ít lý do cũng như động cơ để thực hiện các hành vi cố tình không giao hàng như phân tích của OGEL.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán LNG, nếu hoạt động của các kho này bị gián đoạn vì những lý do ngoài tầm kiểm soát.
Kết luận
Từ những nội dung như trên về 3 kiểu tranh chấp trong LNG. Các nhà nhập khẩu Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn “thử nghiệm” khá an toàn so với những nhà nhập khẩu lớn trên thế giới. Tuy nhiên, khi các hợp đồng MSA hết hạn. Các nhà nhập khẩu nhiều khả năng sẽ chuyển sang mua LNG theo các hợp đồng dài hạn nhiều rủi ro hơn. Vì vậy, việc tích lũy kinh nghiệm từ các MSA, hiểu cách vận hành và thông lệ trên thế giới. Cũng như có được một hợp đồng dài hạn được soạn thảo kỹ lưỡng sẽ là những điểm đặc biệt quan trọng với các nhà nhập khẩu Việt Nam.
Đại dịch có tác động tiêu cực đến hoạt động ngoại thương, đặc biệt trong bối cảnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong tình huống này, bên có nghĩa vụ sẽ viện dẫn sự kiện bất khả kháng là đại dịch đang diễn ra để được miễn trách nhiệm dân sự. Tuy nhiên, họ thường mắc sai lầm khi áp dụng điều khoản bất khả kháng.
Vì vậy, chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết của Luật sư Nguyễn Trung Nam và cộng sự Sơn Nguyễn được đăng tải trên ấn phẩm Vietnam Investment Review số 1566 phát hành ngày 18/10/2021 về những sai lầm phổ biến mà bên vi phạm thường mắc phải và đưa ra các khuyến nghị để áp dụng đúng điều khoản bất khả kháng.
Đại dịch có tác động tiêu cực đến hoạt động ngoại thương, đặc biệt trong bối cảnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Suốt những tháng gần đây Anh Quốc đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng xăng dầu. Từ nhiều lý do khác nhau mà đòi hỏi nước này cần có những chính sách, biện pháp ứng phó kịp thời để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng này. Cuộc khủng hoảng xăng dầu, khí đốt,…như một hồi chuông cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng xã hội mà Anh Quốc cần đặc biệt chú ý.
Khủng hoảng xăng dầu – nguyên nhân từ đâu?
Cuộc khủng hoảng được cho biết đã xảy ra từ đầu tháng 9 vừa qua. Điển hình kể đến là việc giá dầu thô tăng lên tới 23 bảng Anh/thùng. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ tài liệu mật của Công ty BP khi đệ trình lên Chính phủ. Tài liệu bị rò rỉ để cập đến tình trạng thiếu hụt xăng dầu tại miền Tây của nước Anh. Tin tức này nhanh chóng lan ra và gây hỗn loạn để người dân nước này trong những ngày vừa qua.
Theo thống kê cho thấy, gần một nửa trong tổng số các trạm xăng dầu ở Anh đã cạn kiệt. Nhu cầu về nguồn nhiên liệu tăng đột biến gấp 5 lần. Điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc thông thương hàng hoá, lực lượng cấp cứu và cứu hộ tại đây. Chính tâm lý khủng hoảng, bất an đã khiến công dân tại nước này đổ nhầm vào xe số nhiên liệu tăng gấp 5 lần với thường lệ.
Thêm vào đó, là đại dịch Covid-19 và việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu. Nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng này là khi Brexit đã quay trở lại đất nước của họ. Hành động này đã gây thiếu hụt về tài xế HGV nhằm đảm bảo duy trì các hoạt động bình thường ở Anh. Việc cấp phép cho tài tài xế HGV cũng vì các yêu cầu nghiêm ngặt về y tế mà cũng trở nên chậm chạp. Điều này gây liên đới tới chuỗi cung ứng xăng dầu.
Giá dầu tăng cao cũng chính là nguy cơ có thể khiến các ngành khác rơi vào khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng được cho biết đã xảy ra từ đầu tháng 9 vừa qua
Biện pháp nào để thay đổi tình hình tại Anh?
Anh Quốc được biết đến là nước sản xuất xăng dầu, sở hữu nhiều nhà máy lọc dầu trên thế giới. Ngoài ra còn là quốc gia xuất khẩu xăng dầu sang nhiều nước khác. Việc khủng hoảng xăng dầu không xuất phát từ việc thiếu hụt nhiên liệu. Có thể thấy đây là việc bắt nguồn từ việc vận chuyển, chính sách của Anh. Chính phủ cần dỡ bỏ một số rào cản pháp lý. Cho phép các hãng cung cấp xăng dầu cho các trạm khác thuộc hãng đối thủ; từ đỏ bỏ quy định về chống cạnh tranh. Dựa trên điều kiện cung cấp nhiên liệu cũng như có vị trí gần các trạm xăng đang thiếu. Các hãng có thể cung cấp xăng dầu và thực hiện thu tiền luôn.
Tiếp theo, nước Anh cần tuyển dụng khẩn cấp tránh tình trạng thiếu tài xế. Hệ thống visa hiện nay vẫn cho phép những người là công dân Châu Âu lái xe tải sang Anh một cách dễ dàng và tự do. Khác với trước đây là thủ tục chỉ cần thêm hồ sơ.
Ngoài ra, chính phủ cũng cần phải thông qua các thông tin đại chúng, phương tiện truyền thông. Điều này nhằm trấn an công dân nước mình. Công dân hạn chế tích trữ và giảm bớt việc tiêu thụ xăng dầu quá tải trong thời gian qua.
Cuộc khủng hoảng lần này cũng sẽ khiến chính phủ nước này cần cân nhắc, quyết tâm. Chuyển đổi từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch như hiện nay chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng tái sinh bền vững.
Tác động tới xăng dầu Việt Nam
Việc khủng hoảng xăng dầu tại Anh là một cú hích lớn tác động lên toàn thế giới. Giá xăng dầu tại Việt Nam đã có lần tăng thứ 3 liên tiếp. Hiện tại giá xăng đang ở mức cao nhất trong 7 năm qua. Hiện tại, việc tăng giá này còn có thể diễn ra nữa khi các quốc gia đang dần mở cửa và tái sản xuất các hoạt động kinh doanh, du lịch.
Đối mặt với tình hình này, có những ý kiến cho rằng muốn giảm giá xăng dầu lại, hay hạn chế việc tăng giá. Cụ thể, nhà nước cần xem xét đến việc giảm các loại thuế phí. Đầu tuần qua, Vụ Thị trường cũng đã có công văn gửi đến các đầu mối kinh doanh xăng dầu. Nhằm cân đối nguồn cung xăng dầu cho thị trường nội địa. Đảm bảo các nguồn cung cấp không bị gián đoạn và gây hoang mang tới người dân trong thời gian sắp tới.
Nhà nước cần có các biện pháp kịp thời để tránh gây ra tình trạng khủng hoảng. Việc này từ bài học kinh nghiệm của Anh Quốc trong thời gian vừa qua.
Việc khủng hoảng xăng dầu tại Anh là một cú hích lớn tác động lên toàn thế giới
Kết luận
Như vậy, việc những chính sách của một đất nước có vai trò rất quan trọng đặc biệt là trong thời kỳ Covid-19. Việc khủng hoảng xăng dầu sẽ kéo theo rất nhiều hệ luỵ. Nếu có bất kỳ vướng mắc hay cần được hỗ trợ, hãy liên hệ với EP Legal. Chúng tôi với phương châm đặt lợi ích của quý khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi sẽ giải quyết các vướng mắc của quý khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.