CẬP NHẬT PHÁP LÝ: QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CẢNG BIỂN, CẢNG CẠN

Ngày 19/4/2021, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 08/2021/TT-BGTVT và Thông tư 09/2021/TTBGTVT về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cảng biển, cảng cạn. 

Đối với quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về cảng biển, mã số đăng ký là quy chuẩn Việt Nam 107:2021/BGTVT

Quy chuẩn quy định về yêu cầu kỹ thuật và quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của cảng biển áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý, kinh doanh khai thác cảng biển. Quy chuẩn này không áp dụng đối với cảng quân sự, cảng cá, cảng và bến thủy nội địa nằm trong vùng nước cảng biển.

quy-chuan-ky-thuat-02

Đối với quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về cảng cạn, mã số đăng ký là quy chuẩn Việt Nam 108:2021/BGTVT

Theo Quy chuẩn, cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trong đó quy định cảng cạn phải có diện tích tối thiểu là 05 ha, đồng thời phải bảo đảm đủ công suất khai thác thiết kế hiện tại, đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức liên quan tại cảng và xét đến sự phát triển của cảng cạn trong tương lai.

Mặt khác, cảng cạn cũng cần phải thiết kế, quy hoạch tổng mặt bằng bao gồm các phân khu để đảm bảo các chức năng nhận và gửi hàng hóa vận chuyển bằng container, hàng hóa khác; Tập kết container, hàng hóa khác để vận chuyển đến cảng biển và các nơi khác theo quy định của pháp luật; Kiểm tra và thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đóng hàng hóa vào và dỡ hàng hóa ra; gom và chia hàng hóa lẻ đối với hàng hóa có nhiều chủ trong cùng tainer; tạm chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và container; thực hiện các dịch vụ phụ trợ khác.

quy-chuan-ky-thuat-03

Ngoài ra, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cảng cạn cũng quy định chi tiết các yêu cầu về hạng mục ng trình, bảo trì và phòng, chống cháy nổ tại cảng cạn.

Các thông tư trên sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2021.

Để được cập nhật thêm các thông tin pháp lý mới nhất, doanh nghiệp hãy gửi email tới địa chỉ: info@eplegal.com để đăng ký nhận Newsletter định kì của Văn phòng Luật EPLegal VN.

ĐIỀU KHOẢN TRỌNG TÀI ĐƠN PHƯƠNG CÓ HIỆU LỰC Ở VIỆT NAM HAY KHÔNG?

  1. Giới thiệu

Điều khoản giải quyết tranh chấp song phương mang lại cho mỗi bên trong hợp đồng quyền bình đẳng trong việc giải quyết tranh chấp, tức là cả hai bên đều có quyền đưa tranh chấp của mình ra tòa án hoặc trọng tài như nhau. Ngược lại, điều khoản trọng tài đơn phương là điều khoản chỉ cho phép một bên có quyền lựa chọn giữa trọng tài và toà án trong khi bên còn lại chỉ có một sự lựa chọn duy nhất.

Các điều khoản trọng tài đơn phương rất phổ biến trong các hợp đồng tín dụng.[1] Cơ sở lý luận đằng sau điều khoản này chính là chúng sẽ đảm bảo rằng bên cho vay có thể thu hồi được tài sản thế chấp của bên đi vay một cách linh hoạt hơn, đặc biệt là những tài sản nằm ở nhiều quốc gia khác nhau.[2]Ví dụ, trong một tình huống mà khoản vay là rõ ràng và không có tranh chấp liên quan đến nó, bên cho vay (ngân hàng hoặc tổ chức tài chính) có thể khởi kiện bên vay ở tòa án tại quốc gia mà có tài sản thế chấp thay vì đưa ra trọng tài. Bởi vì việc giải quyết tranh chấp tại toà án sẽ giúp bên cho vay thu hồi nợ trong thời gian ngắn hơn, trong khi việc giải quyết bằng trọng tài có thể rất tốn kém và mất thời gian.

Ngoài ra, điều khoản trọng tài đơn phương có thể được quy định trong các loại hợp đồng khác, chẳng hạn như trong hợp đồng thuê nhà, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng lao động và các loại hợp đồng khác.

Điều khoản trọng tài đơn phương được thực thi ở nhiều quốc gia.[3] Tuy nhiên, khả năng thực thi của điều khoản này vẫn còn gây tranh cãi ở một số quốc gia khác.[4] Bài viết này giải quyết câu hỏi liệu điều khoản trọng tài đơn phương có hiệu lực ở Việt Nam hay không.

  1. Các loại điều khoản trọng tài đơn phương khác nhau

Có hai loại điều khoản trọng tài đơn phương. Loại điều khoản trọng tài đơn phương đầu tiên sẽ cho phép các bên trong hợp đồng đem tranh chấp của mình ra toà án nhưng chỉ có một bên được phép đem tranh chấp ra trọng tài. Ví dụ:

Notwithstanding the submission to jurisdiction of English Courts clause, the Lender may, at any time before instituting any court proceedings, or otherwise submitting to the jurisdiction of a court, elect to have any dispute finally settled by arbitration. The arbitration shall be conducted in accordance with the Rules of the Singapore International Arbitration Centre in effect at the time of the arbitration (the “Rules”), except as they are modified by the provisions of this Agreement.”

Loại điều khoản trọng tài đơn phương thứ hai sẽ cho phép các bên cùng đem tranh chấp ra trọng tài để giải quyết nhưng chỉ một bên có quyền lựa chọn đem tranh chấp ra toà án. Ví dụ:

All disputes, claims, controversies, and disagreements relating to or arising out of this Agreement, or the subject matter of this Agreement, shall be finally resolved by arbitration in accordance with [add institutional arbitration rules]. Notwithstanding the foregoing, [Party A] shall be free at its sole option to seek judicial relief..”

  1. Quan điểm của toà án Việt Nam đối với điều khoản trọng tài đơn phương

Hiện tại, ở Việt Nam vẫn chưa có vụ việc nào liên quan đến hiệu lực của điều khoản trọng tài đơn phương trong bối cảnh của một hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, chúng ta có thể giải quyết vấn đề này dựa vào Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP (“Nghị quyết 01”).

Đối với trường hợp các bên vừa thoả thuận trọng tài vừa thoả thuận toà án, Khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 01 quy định như sau:

(i) Trường hợp nguyên đơn yêu cầu trọng tài giải quyết tranh chấp trước khi yêu cầu toà án giải quyết, hoặc yêu cầu trọng tài giải quyết trước khi toà án thụ lý, thì toà án phải căn cứ Điều 6 của Luật Trọng tài Thương mại 2010 (“LTTTM”) hoặc Điểm i Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự để từ chối giải quyết vụ việc.

(ii) Trường hợp nguyên đơn yêu cầu toà án giải quyết tranh chấp, thì ngay sau khi nhận được yêu cầu, toà án phải xác định một trong các bên đã yêu cầu trọng tài giải quyết hay chưa. Nếu các bên đã yêu cầu trọng tài giải quyết tranh chấp thì toà án sẽ từ chối thụ lý. Trong trường hợp mà các bên chưa yêu cầu trọng tài giải quyết thì toà án sẽ xem xét thụ lý giải quyết vụ việc.

Thực tế, pháp luật Việt Nam có một cách tiếp cận cởi mở đối với điều khoản trọng tài đơn phương. Ở một mức độ nhất định, Việt Nam có thể được coi là quốc gia ủng hộ trọng tài trong vấn đề đó. Ngay cả khi một bên đưa tranh chấp ra tòa ngay từ đầu, tòa sẽ luôn ưu tiên lựa chọn trọng tài trong điều khoản trọng tài đơn phương. Trước khi thụ lý vụ việc, tòa án luôn đảm bảo rằng không bên nào đưa tranh chấp ra trọng tài.

Hơn nữa, tòa án sẽ công nhận hiệu lực của điều khoản mà cho phép người tiêu dùng lựa chọn giữa toà án và trọng tài. Cụ thể, Điều 17 LTTTM quy định rằng mặc dù điều khoản trọng tài đã được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn trong thoả thuận trọng tài thì người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn trọng tài hoặc toà án để giải quyết tranh chấp. Nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại trọng tài nếu như được người tiêu dùng đồng ý. Nếu người tiêu dùng không đồng ý giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, thỏa thuận trọng tài đó sẽ không thể thi hành.[5]

  1. Các quốc gia thi hành điều khoản trọng tài đơn phương

Ở nhiều quốc gia ủng hộ trọng tài như Anh và Singapore, điều khoản trọng tài đơn phương luôn được xem là có hiệu lực.

Ở Anh, ban đầu toà án cho rằng một thỏa thuận trọng tài sẽ chỉ có hiệu lực nếu cả hai bên đều có quyền đưa tranh chấp của mình ra trọng tài.Tòa phúc thẩm ở vụ việc  Baron vs. Sunderland Corp (1966) cho rằng: “Trong điều khoản trọng tài, mỗi bên phải đồng ý đưa tranh chấp ra trọng tài; và nó là một yếu tố quan trọng của điều khoản trọng tài rằng khi tranh chấp xảy ra một trong hai bên có thể đưa tranh chấp ra trọng tài theo cách thức đã được quy định. Nói cách khác, điều khoản phải trao cho cả hai bên quyền giải quyết tranh chấp bằng trọng tài”. Toà án trong vụ việc giữa Tote Bookmakers Ltd  và Development and Property Holding Co Ltd (1985) cũng đã đưa ra quyết định tương tự.[6]

Tuy nhiên, các tòa án Anh đã thay đổi cách tiếp cận của họ đối với hiệu lực của các điều khoản trọng tài đơn phương. Trong vụ việc giữa Pittalis và Sherefettin (1986), Tòa Phúc thẩm đã đề dựa vào sự đồng thuận của các bên đối với điều khoản trọng tài đơn phương, và đã bác bỏ các bản án trước đó.  Toà án đã lập luận rằng: “Tôi không thấy có bất cứ lý do gì nếu một thỏa thuận giữa hai bên chỉ cho phép một trong hai bên có quyền đưa tranh chấp ra trọng tài thì thoả thuận đó lại không cấu thành thoả thuận trọng tài. Hoàn toàn có một thỏa thuận song phương cấu thành thoả thuận trọng tài. Thực tế là sự lựa chọn đó chỉ được một bên sử dụng đối với tôi là không liên quan. Thoả thuận đó phù hợp với cả hai bên”. Hơn nữa, tòa án trong vụ việc giữa Law Debenture Trust Corp và Elektrim Finance BV (2005) đã theo cách tiếp cận của vụ việc Pittalis và tuyên bố rằng: “[..] một điều khoản đơn phương mang lại lợi thế cho một trong các bên nhưng điều khoản này không nên được xem là một điều khoản kỳ lạ mà nên được xử lý giống như bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng mà mang lại lợi ích cho một bên”.

Ngoài ra ở Singapore, trong vụ việc của Dyna Jet, Tòa án Tối cao nhận định rằng điều khoản trọng tài đơn phương đã cấu thành một thỏa thuận trọng tài và do đó nó có hiệu lực thi hành theo Đạo luật Trọng tài Quốc tế Singapore.[7]

  1. Các quốc gia từ chối thi hành điều khoản trọng tài đơn phương

Trong vụ việc của Sony Ericsson[8], Tòa án Nga đã đi ngược lại cách tiếp cận nhất quán ở Nga và từ chối công nhận hiệu lực của một điều khoản như vậy. Tòa án Nga đã dựa vào quyền được xét xử công bằng quy định tại Điều 6 của Công ước Châu Âu về Nhân quyền để đưa ra quyết định của mình.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nguyên tắc đối xử công bằng được áp dụng khi quá trình tố tụng đã bắt đầu.[9] Trong vụ Mauritius Commercial Bank Ltd. và Hestia Holdings Ltd. & Sujana Universal Industries Ltd. (2013), Tòa án Anh xác nhận rằng: “chính sách công mà được cho là vô lý là ‘quyền tiếp cận công lý bình đẳng’ như được phản ánh trong Điều 6 của ECHR. Nhưng Điều 6 hướng đến việc tiếp cận công lý trong một phương thức giải quyết tranh chấp do các bên lựa chọn, không phải liên quan đến sự lựa chọn các phương thức”. Nói cách khác, điều khoản trọng tàu đơn phương không ảnh hưởng đến quyền được đối xử công bằng trong tố tụng giữa các bên. Một điều khoản như vậy chỉ đặt các bên vào vị trí bất lợi trong giai đoạn trước khi khởi kiện tại trọng tài hoặc trước khi khởi kiện tại toà án. Do đó, không thể cho rằng điều khoản trọng tài đơn phương đi ngược lại với nguyên tắc đối xử công bằng.

Ở Pháp, trong vụ việc của Rothschild[10], Tòa án tối cao đã cho rằng một điều khoản giải quyết tranh chấp mà quy định tất cả các tranh chấp phải được đưa đến các tòa án Luxembourg nhưng chỉ cho phép một bên đơn phương đưa các tranh chấp đến bất kỳ tòa án có thẩm quyền nào khác thì không phải là một thỏa thuận trao thẩm quyền theo nghĩa của Điều 23 của Quy chế Brussels I, nhưng đúng hơn là sự áp đặt các điều khoản của bên này đối với bên kia. Một sự áp đặt như vậy được xem là “condition potestative” và khiến các điều khoản giải quyết tranh chấp như vậy trở nên vô hiệu, do đó cũng gây nên mối lo ngại về cách tiếp cận của các tòa án Pháp đối với điều khoản trọng tài đơn phương.

  1. Kết luận

Điều khoản trọng tài đơn phương là một công cụ hấp dẫn đối với các bên thương mại, đặc biệt là trong bối cảnh các hợp đồng tín dụng.

Trên bình diện quốc tế, hiệu lực của điều khoản trọng tài đơn phương vẫn không chắc chắn. Một số quốc gia ủng hộ trọng tài như Anh và Singapore, toà án luôn cho rằng điều khoản trọng tài đơn phương có hiệu lực. Việt Nam cũng áp dụng cách tiếp cận cởi mở đối với loại điều khoản này. Mặc dù chưa có bất kỳ vụ việc nào liên quan đến hiệu lực của điều khoản trọng tài đơn phương cho đến nay, nhưng các tòa án Việt Nam sẽ công nhận hiệu lực của điều khoản này dựa trên Nghị quyết 01. Trong khi đó, một số quốc gia như Nga và Pháp đã không công nhận hiệu lực của điều khoản này vì nhiều mối lo ngại khác nhau, đặc biệt là các mối lo ngại về đối xử công bằng.

Do đó, các bên trong hợp đồng vay nên lưu ý rõ vấn đề này. Các bên khi ký kết điều khoản trọng tài đơn phương cũng nên đảm bảo rằng điều khoản đó: (i) được điều chỉnh bởi luật của quốc gia công nhận hiệu lực của loại điều khoản đó; và (ii) quy định địa điểm trọng tài mà có cách tiếp cận cởi mở đối với điều khoản trọng tài đơn phương. Bên cạnh đó, các bên cũng nên xem xét nơi mà các phán quyết trọng tài của họ có thể được thi hành. Ở một số quốc gia, các nguyên tắc đối xử công bằng có thể nâng lên tầm chính sách công theo Điều V (2) (b) của Công ước New York. Điều này có thể ngăn cản việc thi hành phán quyết trọng tài ở quốc gia đó.

Có hai loại điều khoản trọng tài đơn phương, một trong số đó cho phép cả hai bên đưa tranh chấp ra trọng tài trong khi chỉ một bên được quyền lựa chọn đem ra toà án. Loại điều khoản còn lại trao cho cả hai bên quyền đưa tranh chấp ra toà án trong khi chỉ một bên được quyền đem tranh chấp ra trọng tài. Trong quá trình soạn thảo, các bên cần thận trọng khi quyết định đưa loại điều khoản thứ nhất hay thứ hai vào hợp đồng. Các bên được khuyến nghị sử dụng loại điều khoản đầu tiên để giảm thiểu khả năng điều khoản đó bị tuyên vô hiệu. Vì loại điều khoản này cho phép cả hai bên đem tranh chấp ra trọng tài, nên rất khó để một bên phản đối thẩm quyền của hội đồng trọng tài bất kể chỉ có một bên được đem tranh chấp ra toà án.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Gary B. Born, International Commercial Arbitration, 3rd edition, Kluwer Law International 2021, p. 866

[2] Deyan Draguiev, Unilateral Jurisdiction Clause: The Case for Invalidity, Severability or Enforceability; Peter Ashford FCIARB, Is an Asymmetric Disputes Clause Valid and Enforceable

[3] NB Three Shipping Ltd vs. Harebell Shipping Ltd (2004); Dyna-Jet Pte Ltd v Wilson Taylor Asia Pacific Pte Ltd (2016)

[4] Mme X v. Rothschild [2012]

[5] Khoản 4 Điều 5 Nghị Quyết 01

[6] Tote Bookmakers Ltd vs. Development and Property Holding Co Ltd,. 2 All E.R. 555, 1985.

[7] Dyna-Jet Pte Ltd v Wilson Taylor Asia Pacific Pte Ltd (2016)

[8] Russian Telephone Company v. Sony Ericsson Mobile Communication Rus (2012)

[9] Deyan Draguiev, Unilateral Jurisdiction Clause: The Case for Invalidity, Severability or Enforceability

[10] Mme X v. Rothschild [2012]

Posted in Chưa phân loại

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?

Xây dựng là ngành công nghiệp quan trọng có mục đích tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật cho mỗi quốc gia. Trong quản lý doanh nghiệp xây dựng đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa nhân lực, chi phí, công nghệ, và vấn đề pháp lý.

Vấn đề nhân lực

Theo số liệu từ Phòng Thương mại Hoa Kỳ , 88% các nhà thầu được khảo sát cho rằng họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công nhân lành nghề từ trung bình đến cao. Do đó, rất nhiều đơn vị buộc phải từ chối các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng do vấn đề thiếu hụt người lao động. Bởi, chính việc số lượng công nhân không đủ sẽ gây khó khăn để các dự án có thể hoàn thành kịp thời và tiết kiệm chi phí.

Trước thực tiễn trên, buộc mỗi doanh nghiệp xây dựng tìm kiếm cho mình đội ngũ nhân công đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Một số giải pháp về tuyển dụng và quản lý lao động dành cho lĩnh vực xây dựng như: LabourChart; Core LabourOS / Crews của Core Pro; TraLaMa; ProCore; TradeHounds.

quan-ly-doanh-nghiep-xay-dung-01

Đọc thêm: CẬP NHẬT PHÁP LÝ: NGHỊ ĐỊNH 50/2021/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

Đảm bảo hoàn thành dự án một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí

Vượt mức ngân sách triển khai là một vấn đề phổ biến mà các công ty xây dựng gặp phải. Theo thống kê, cứ 10 dự án có mức đầu tư từ 1 tỷ USD trở lên thì có 9 dự án  vượt quá ngân sách, đặc biệt, đối với các dự án xây dựng giao thông thường bị trì hoãn trong khoảng từ 2 đến 3 năm. Chính vì thế lợi nhuận mà doanh nghiệp đem lại thường rất thấp so với con số lợi nhuận khổng lồ có thể tạo ra.  

Để kiểm soát các vấn đề trên, nhà thầu cần xem xét đầu tư vào phần mềm quản lý để được tính toán một cách hợp lý việc phân bổ ngân sách dự án, từ đó có thể tránh được tình trạng chi phí vượt ngân sách một cách hiệu quả. 

Đưa công nghệ vào trong ngành xây dựng

Công nghệ là đòn bẩy mạnh mẽ cho sự đổi mới. Đặc biệt những ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 hay những lo ngại về khí hậu và vấn đề xã hội… đòi hòi doanh nghiệp xây dựng thay đổi hướng tiếp cận nhằm tạo ra hiệu quả cao hơn.

Một số giải pháp công nghệ đang được triển khai trong ngành xây dựng như:

  • Các cấu kiện tiêu chuẩn hóa, mô đun hóa hoặc tiền chế;
  • Tự động hóa ngành xây dựng với thiết bị xây dựng tự động hoặc bán tự động;
  • Công nghệ in 3D nhằm khắc phục việc tạo ra sản phẩm thô ráp, cục mịch;
  • Sử dụng kỹ thuật số như: Big Data, máy quét 3D, các cảm biến chôn sẵn; thiết bị bay không người lái; mô hình thông tin công trình BIM;

Để triển khai các ứng dụng trên, đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng phải thiết lập nền tảng công nghệ và bổ sung khả năng kỹ thuật số thông qua bên thứ ba khi cần thiết. Xác định và ưu tiên các công nghệ kỹ thuật số phù hợp nhất với doanh nghiệp cũng như nhu cầu kinh doanh và thị trường. Đầu tư mua phần mềm, phần cứng cần thiết và cơ sở hạ tầng CNTT. Đảm bảo có quyền truy cập và/hoặc quyền sở hữu dữ liệu liên quan được tạo trong vòng đời của công trình.

quan-ly-doanh-nghiep-xay-dung-02

Đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc trong quản lý doanh nghiệp xây dựng

Mọi doanh nghiệp, kể cả những đơn vị trong ngành xây dựng từ khi thành lập đến hoạt động đều phải tuân theo thể chế, quy định đặc thù của pháp luật. Vì nếu doanh nghiệp kinh doanh trái với những quy định của pháp luật thì lợi nhuận có được sẽ bị pháp luật tước bỏ.

Ngoài ra, việc đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc cũng sẽ giúp doanh nghiệp nắm được và hiểu rõ những gì có liên quan đến công ty và việc kinh doanh của công ty mình. Từ đó có thể giảm thiểu tối đa những tranh chấp có thể xảy ra khi doanh nghiệp ký kết triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.

Để đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc, các công ty xây dựng nên tìm kiếm cho mình không chỉ một văn phòng Luật thông thường mà còn là đối tác, người bạn đồng hành cùng doanh nghiệp trong những dự án tương lại.

Một trong những Văn phòng Luật hàng đầu cung cấp các ý kiến pháp lý toàn diện trong mọi khía cạnh của ngành xây dựng đó là EPLegal VN. Đây là đơn vị có kiến thức chuyên sâu, với kinh nghiệm thực tiễn triển khai và kỹ năng vững vàng trong tư vấn luật doanh nghiệp, chắc chắn sẽ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng theo quy định của pháp luật. Để được nhận tư vấn hoặc hỗ trợ, doanh nghiệp hãy liên hệ với đội ngũ luật sư của EPLegal VN qua số hotline: +84-28.38232.648

Nguồn tham khảo: How Contractors Can Get the Resources They’ll Need to Move Infrastructure Projects Forward

CẬP NHẬT THÔNG TIN PHÁP LÝ: NGHỊ ĐỊNH 53/2021/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ

Cập nhật thông tin pháp lý: Ngày 21/5/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2021/NĐ-CP quy định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (“Hiệp định UKVFTA”) giai đoạn 2021 – 2022. 

Theo đó, ban hành kèm theo Nghị định này gồm có:

Phụ lục I: Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi của Việt Nam để thực hiện Hiệp định UKVFTA, gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo các giai đoạn khi xuất khẩu sang Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland đối với từng mã hàng.

Phụ lục II: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định UKVFTA, gồm mã hàng, mô tả hàng hóa, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo các giai đoạn được nhập khẩu vào Việt Nam từ: Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland; Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước) đối với từng mã hàng.

Một số thông tin đáng chú ý trong Nghị định 53/2021/NĐ-CP 

Đáng chú ý, đối với các mặt hàng không thuộc Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi quy định tại Nghị định này nhưng thuộc Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế quy định tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP ngày 25/5/2020; Nghị định số 125/2017/NĐCP ngày 16/11/2017 và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) được áp dụng mức thuế suất 0% khi xuất sang Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

Để hưởng thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định UKVFTA, tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan thực hiện khai tờ khai xuất khẩu, áp dụng thuế suất thuế xuất khẩu, tính thuế và nộp thuế theo Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục mặt hàng chịu thuế tại Nghị định số 57/2020/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). Sau đó, thực hiện khai bổ sung để áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi theo Hiệp định UKVFTA trong thời hạn 1 năm. 

Trên đây là những cập nhật pháp lý của Nghị định 53/2021/NĐ-CP về biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.

Để được cập nhật thêm các thông tin pháp lý, doanh nghiệp có thể gửi email tới địa chỉ: info@eplegal.com để được nhận Newsletter định kì của chúng tôi.

Posted in Chưa phân loại

CẬP NHẬT THÔNG TIN PHÁP LÝ: NGHỊ ĐỊNH 60/2021/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ

Cập nhật thông tin pháp lý: Ngày 21/6/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập nhằm khắc phục những hạn chế của Nghị định số 16/2015/NĐ-CP. Cụ thể là:

Các điều chỉnh quy định về nguồn tài chính

Nghị định 60/2021 bổ sung quy định cụ thể về nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tách rõ nguồn thu, bao gồm:

  • Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công; 
  • Thu từ cho thuê tài sản công; 
  • Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án. 

Tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết

Đơn vị sự nghiệp công lập được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân để hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Việc sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết tuân theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Nghị định 60/2021 không quy định việc sử dụng thương hiệu, giấy phép, bản quyền tác phẩm để liên doanh, liên kết theo hình thức thành lập pháp nhân mới. Trường hợp liên doanh, liên kết theo hình thức thành lập pháp nhân mới thì đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo các quy định pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đầu tư, pháp luật về sở hữu trí tuệ và pháp luật có liên quan khác.

Nghị định cũng hướng dẫn việc phân chia kết quả của hoạt động liên doanh, liên kết thực hiện theo thỏa thuận trong Hợp đồng liên doanh, liên kết đối với hai trường hợp: (i) thành lập pháp nhân mới, và (ii) không thành lập pháp nhân mới.

Lộ trình thực hiện mà các đơn vị và cá nhân cần lưu ý

Các đơn vị và cá nhân cần lưu ý, nghị định 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ sẽ có hiệu lực từ ngày 15 tháng 8 năm 2021, thay thế các văn bản quy định sau:

(1) Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập; 

(2) Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; 

(3) Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác; 

(4) Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.

Trên đây là những cập nhật pháp lý về Nghị định 60/2021/NĐ-CP mà Chính phủ đã ban hành mới nhất mà các đơn vị đã được giao quyền tự chủ tài chính cần lưu ý.

Để được cập nhật thêm các thông tin pháp lý, doanh nghiệp có thể gửi email tới địa chỉ: info@eplegal.com để được nhận Newsletter định kì của chúng tôi.

Posted in Chưa phân loại

CẬP NHẬT PHÁP LÝ: NGHỊ ĐỊNH 50/2021/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ

Cập nhật pháp lý mới nhất: Chính phủ đã ban hành nghị định số 50/2021/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng

Ngày 01/04/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 50/2021/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP trong quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng hay còn gọi là “Nghị định 50”). 

Nghị định 50 đã nêu ra quan điểm mới rất đáng lưu ý về điều chỉnh hợp đồng. Theo đó, trong trường hợp việc thay đổi các chính sách có tác động trực tiếp tới việc thực hiện hợp đồng xây dựng thì việc điều chỉnh sẽ chỉ áp dụng cho phần công việc bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi chính sách đó. Việc điều chỉnh hợp đồng phải thực hiện theo quy định của cơ quan ban hành, hướng dẫn thực hiện chính sách. 

Một số hợp đồng mới đã xuất hiện tại Nghị định 50, cụ thể là đưa thêm khái niệm về “Hợp đồng xây dựng đơn giản, quy mô nhỏ”, sửa tên Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ thành “Hợp đồng mua sắm vật tư, thiết bị” và bổ sung “Hợp đồng theo chi phí cộng phí” và “Hợp đồng xây dựng khác” – hai loại hợp đồng quy định tại điều 140 Luật xây dựng nhưng lại không được đề cập đến trong nghị định số 37/2015/NĐ-CP. 

Về việc tạm ứng hợp đồng, Nghị định 50 đã giảm bớt các thủ tục không cần thiết, bổ sung các quy định mở về tạm ứng đối với hợp đồng đơn giản, quy mô nhỏ như việc tạm ứng hoặc không tạm ứng do bên giao thầu và bên nhận thầu xem xét; hay Chủ đầu tư xem xét việc thực hiện bảo lãnh tạm ứng hợp đồng. 

cap-nhat-phap-ly

Nghị định 50 cũng quy định rõ thêm về điều chỉnh khối lượng công việc, điều chỉnh đơn giá và giá hợp đồng xây dựng. 

Không chỉ vậy, Nghị định 50 cũng điều chỉnh, sửa đổi các quy định liên quan đến Hợp đồng tổng thầu EPC. Theo đó, quy định những nội dung mà các bên phải thỏa thuận trước khi ký kết hợp đồng EPC, bao gồm: phạm vi công việc dự kiến, vị trí xây dựng, thông tin về điều kiện tự nhiên, yêu cầu về thiết kế kỹ thuật, giải pháp về xây dựng,.. 

Nghị định 50 đã “mở” hơn, trao quyền chủ động hơn khi ưu tiên áp dụng hợp đồng EPC đối với dự án mang tính phức tạp, có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và phải tuân thủ chặt chẽ tính đồng bộ, thống nhất từ khâu thiết kế đến khâu cung cấp thiết bị, thi công, đào tạo chuyển giao công nghệ. Trước khi quyết định áp dụng loại hợp đồng EPC, người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức đánh giá các yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, rút ngắn thời gian thực hiện của dự án, tính đồng bộ và đảm bảo tính khả thi của việc áp dụng hợp đồng EPC so với các loại hợp đồng khác 

Trên đây là những cập nhật pháp lý về Nghị định 50/2021/NĐ-CP mà Chính phủ đã ban hành trong tháng 4 vừa qua, các đơn vị hay cá nhân liên quan lĩnh vực xây dựng cần lưu ý.

Để được cập nhật thêm các thông tin pháp lý, doanh nghiệp có thể gửi email tới địa chỉ: info@eplegal.com để được nhận Newsletter định kì của chúng tôi.

ANH CẤP PHÉP KHAI THÁC DẦU KHÍ BẤT CHẤP CĂNG THẲNG VỀ KHÍ THẢI CARBON

Chính phủ Anh cho biết nước này vẫn sẽ xem xét cung cấp giấy phép khai thác dầu khí ngoài khơi trong tương lai, bất chấp áp lực gia tăng về việc giảm thiểu lượng khí thải carbon toàn cầu.

Anh Quốc sẽ tiếp tục cấp phép khai thác dầu khí ngoài khơi

Tháng 9 năm ngoái, Anh Quốc tiến hành đình chỉ cấp phép khai thác dầu khí ngoài khơi vùng Biển Bắc nhằm đảm bảo các mục tiêu khí hậu dài hạn của nước này cũng như chuẩn bị cho Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021, còn được gọi là COP26 sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo hoạt động ngành dầu khí, quốc gia này vẫn duy trì mức khai thác 1 triệu thùng dầu/ngày từ các cánh đồng ngoài khơi, đây được coi là mức cam kết để Anh không trở thành nước phát thải ròng vào năm 2050.

khai-thac-dau-khi

Nhưng, kể từ khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (International Energy Agency) thông báo rằng: “Các nước vẫn có thể khai thác tài nguyên dầu khí mà không ảnh hưởng quá nhiều vào mục tiêu đưa mức phát thải ròng thế giới bằng không vào năm 2050” đã khiến cho Chính phủ Anh Quốc có những thay đổi mới. 

“Anh Quốc sẽ dừng cấp giấy phép mới nào trong năm nay nhưng không có nghĩa nước Anh sẽ ngừng lại hoàn toàn”, đại diện của Chính phủ Anh chia sẻ tại hội nghị trực tuyến “Chuyển đổi Năng lượng Toàn cầu 2021”.

Điều này có nghĩa, trong trường hợp cần thiết và có cơ sở bằng chứng chắc chắn, nước Anh sẵn sàng xem xét việc cấp phép mới. Suy cho cùng, với tư cách là Chính phủ một quốc gia, Anh cũng cần đảm bảo an ninh dầu khí, đặc biệt với quốc gia vốn coi trọng lĩnh vực này.

Tuy nhiên, Anh vẫn cam kết chung tay cùng thế giới với mục tiêu khí hậu, do đó  tầm nhìn ngành năng lượng Anh Quốc hướng đến việc chuyển đổi có lộ trình, trong đó tiêu chí về khí hậu dự kiến ​​sẽ đóng một vai trò quan trọng bên cạnh xem xét nhu cầu trong nước về dầu và khí đốt. Trong khuôn khổ mới này, Bộ Kinh doanh, Năng lượng & Chiến lược Công nghiệp Anh Quốc sẽ kết hợp với các ngành công nghiệp khác trên cả nước cũng như các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực nhằm đưa Anh hoàn thành tham vọng khí hậu này.

Anh Quốc có đang đi ngược những quan điểm trước đó?

Nếu Anh Quốc thông qua dự án dầu Cambo mới của Shell và Siccar Point ở phía tây quần đảo Shetland thì rất có thể hành động này sẽ được coi là “trò cười” tại cuộc đàm phán COP 26 sẽ diễn ra ở Glasgow. Đặc biệt trước đó nước này từng tuyên bố sẽ dừng hầu hết các hoạt động có thể gây ra ô nhiễm không khí.

khai-thac-dau-khi

Nhưng cũng cần lưu ý, đối với Vương quốc Anh, an ninh nguồn cung dầu khí là một phần thực sự quan trọng nhằm đảm bảo công nhân và doanh nghiệp của họ có thể tiếp tục làm việc và phát triển kinh tế. Do đó, Anh Quốc vẫn cần duy trì các hoạt động dầu khí tuy nhiên nước này cũng đã theo đuổi các giải pháp thay thế như sử dụng công nghệ xanh và năng lượng tái tạo. 

Cũng trong năm nay, Chính phủ Anh không còn hỗ trợ tài chính cho các dự án dầu khí ở nước ngoài thông qua các cơ chế như tài trợ tín dụng xuất khẩu, đây cũng là một động thái của Anh trong nỗ lực thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu khí hậu.

Đây là một tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp dầu khí Việt ở Anh có thể tiếp tục mở rộng và phát triển miễn tuân thủ các quy định về giấy phép xả thải và nộp thuế đầy đủ cho Chính phủ.

Nếu doanh nghiệp của bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề giấy phép xả thải hoặc tìm hiểu thêm những thông tin chi tiết về ngành năng lượng Anh Quốc, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline:  (+44) (0) 121 778 118

Nguồn tham khảo: UK stands by offshore oil, gas licensing despite rising tensions over net-zero targets

BẤT ĐỒNG XOAY QUANH VIỆC XÂY DỰNG MỎ DẦU MỚI TẠI ANH LÀM THAY ĐỔI KHÍ HẬU

Trong vài tháng nữa, mọi con mắt sẽ đổ dồn vào Scotland cho các cuộc đàm phán về khủng hoảng khí hậu có ý nghĩa đối với thế giới qua vấn đề mỏ dầu mới tại Anh được đề xuất tiến hành.

Nhưng đồng thời, một đề xuất đang được tiến hành nhằm khai thác một mỏ dầu mới ở phía tây Shetland để lấy thêm nhiên liệu hóa thạch.

Tình hình về mỏ dầu mới tại Anh 

Hội nghị thượng đỉnh COP26 vào tháng 11 tại Glasgow sẽ chứng kiến ​​các đại diện từ khắp nơi trên thế giới tụ họp lại với mục đích cố gắng đạt được các thỏa thuận về cách thức giảm hiệu ứng nhà kính.

mỏ dầu mới tại Anh
Chính phủ Anh Quốc đã hứa sẽ đóng vai trò chủ đạo trong những nỗ lực thay đổi cho cơ hội cuối cùng mà chúng ta có được để ngăn sự gia tăng của nhiệt độ toàn cầu vốn đã vượt ngoài tầm kiểm soát của Anh Quốc nói riêng và thế giới nói chung.

Nhưng những hội nhóm bảo vệ môi trường đã cáo buộc các bộ trưởng là “đạo đức giả” sau khi có thông tin cho rằng chính phủ đang phát triển một mỏ dầu mới rộng lớn ở Bắc Đại Tây Dương tại Cambo, phía tây Shetland, có khả năng được xây dựng trong tương lai.

Những ý kiến xung quanh việc triển khai dự án xây dựng mỏ dầu mới

Boris Johnson – đại diện chính phủ Anh – đã hứa sẽ đóng vai trò dẫn đầu trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Tessa Khan, một luật sư quốc tế về biến đổi khí hậu, người thành lập Uplift, một trong số các nhóm ký thư phản đối các đề xuất của Cambo, đã cáo buộc các bộ trưởng đã tự động đồng tình với các dự án mà không nghĩ đến tác động khí hậu mà chúng gây ra.

Bà nói: “Boris Johnson khao khát trở thành nhà lãnh đạo khí hậu nhưng điều đó đòi hỏi ông ấy phải hiểu thực tế của tình trạng khẩn cấp về khí hậu và quan trọng là phải hành động theo nó.

Điều này có nghĩa là chính phủ cần ngừng cấp giấy phép khoan mới ở Biển Bắc và ngừng tiếp tục cho các mỏ hoang sơ, như Cambo.”

Mỏ dầu Cambo nằm khoảng 125km (75 miles) ở phía tây của Quần đảo Shetland, sâu khoảng 1,050, tới 1,100m so với mặt nước biển và mỏ dầu này chứa 800 triệu thùng dầu.

“Và nó cũng có nghĩa chúng ta phải đưa ra một kế hoạch thực sự để giảm dần nguồn cung trong khi hỗ trợ người lao động xây dựng ngành công nghiệp năng lượng tái tạo có tầm quan trọng toàn cầu ở Anh.” – Tessa Khan cho hay.

Động thái từ phía chính phủ Anh cho dự án xây dựng mỏ dầu mới tại Anh

Mặc dù chính phủ Anh cho biết “phê duyệt cấp phép” ban đầu cho địa điểm này đã có từ năm 2001, điều quan trọng cần lưu ý là giấy phép đó là giấy phép thăm dò.

Trước khi bất kỳ dầu hoặc khí đốt nào được phát hiện ở một địa điểm cụ thể, giấy phép đó  sẽ được sử dụng để cho phép các công ty khai thác dầu mỏ được phép tìm kiếm xem nó ở đâu.

mỏ dầu mới tại Anh

Một chuyên gia trong ngành đã nói rằng việc thực hiện dự án khai thác là cả một quá trình dài và nghiêm ngặt – đôi khi có thể mất hàng thập kỷ – liên quan đến việc tạo ra các kế hoạch phát triển hiện trường, tuyên bố môi trường và nhiều yêu cầu khác đòi hỏi sự chấp thuận của các cơ quan liên quan, trước khi hoạt động sản xuất có thể bắt đầu.

Nếu được Cơ quan Dầu khí chấp thuận, việc khoan tại Cambo có thể bắt đầu sớm nhất vào năm 2022. Và mỏ này dự kiến ​​sẽ sản xuất dầu và khí đốt trong khoảng 25 năm.

Chính “kẽ hở cấp phép” này cũng đang gây lo ngại cho các nhà vận động.

Người phát ngôn của Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp (BEIS) của chính phủ Anh đã phản ứng lại những lời chỉ trích, nói rằng: “Trong khi chúng tôi đang nỗ lực để giảm nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch, sẽ tiếp tục có nhu cầu về dầu và khí đốt. trong những năm tới, được công nhận bởi Ủy ban Biến đổi Khí hậu độc lập. ”

Cơ hội việc làm cho công dân Việt sinh sống tại Anh 

Công ty đứng sau đề xuất Cambo là Siccar Point Energy, được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư công ty cổ phần tư nhân. Đây chính là cơ hội để tạo ra hơn 1.000 việc làm cho toàn bộ công dân nước Anh nói chung và công dân người Việt sinh sống tại Anh nói riêng.

mỏ dầu mới tại Anh

Jonathan Roger, Giám đốc điều hành của công ty cho biết: “Việc phát triển Cambo hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của đất nước, duy trì nguồn cung cấp an toàn cho Vương quốc Anh.

“Chúng tôi đã chủ động thực hiện các bước quan trọng để giảm thiểu lượng khí thải thông qua thiết kế của nó và Cambo sẽ được xây dựng ‘sẵn sàng điện khí hóa’, với tiềm năng sử dụng năng lượng tái tạo trên bờ khi có sẵn trong tương lai, phù hợp với mục tiêu khử cacbon.”

Việc chuyển đổi hệ thống năng lượng trong khai thác các mỏ dầu mới tại Anh

Người tham gia còn lại là công ty Shell, có 30% cổ phần trong dự án. Trong khi một người phát ngôn nói rằng họ không thể bình luận về đơn xin cấp phép vì Shell không phải là nhà điều hành, họ đã nói với tôi về chiến lược tổng thể của công ty.

Họ nói: “Ngay cả những kịch bản tham vọng nhất cũng cho chúng ta biết rằng khi hệ thống năng lượng chuyển đổi, thế giới sẽ tiếp tục cần dầu và khí đốt trong nhiều thập kỷ tới.

“Đầu tư có mục tiêu sẽ tạo ra tiền mặt để giúp tài trợ cho sự phát triển của danh mục đầu tư carbon thấp mới của chúng tôi.”

Nhưng nhóm các nhà vận động phản đối đề xuất này không tin vào điều này, với Friends of the Earth đã thu được hàng nghìn chữ ký trên bản kiến ​​nghị của họ.

mỏ dầu mới tại Anh

Họ tính toán rằng trong giai đoạn 1, lượng phát thải chỉ tương đương với lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính hàng năm của 16 nhà máy nhiệt điện than.

Caroline Rance, nhà vận động năng lượng và khí hậu của Friends of the Earth Scotland cho biết: “Phản hồi lớn cho bức thư ngỏ cho thấy công chúng hiểu rằng chúng ta phải giữ nhiên liệu hóa thạch trong lòng đất và chuyển sang năng lượng tái tạo sạch.

“Cả chính phủ Vương quốc Anh và Scotland phải chấm dứt sự ủng hộ đạo đức giả cho việc khoan từng giọt dầu và khí đốt cuối cùng, thay vào đó phát triển một kế hoạch rõ ràng để giảm bớt việc khai thác nhiên liệu hóa thạch trong khi đào tạo lại công nhân ngoài khơi và hỗ trợ các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi quá trình chuyển đổi này. ”

Trong khi chính phủ Scotland không trực tiếp bình luận về đề xuất này, một người phát ngôn đã nhắc lại cam kết trở thành một nền kinh tế không có ròng vào năm 2045 và rằng “bất kỳ sự hỗ trợ nào của chính phủ Scotland đối với các doanh nghiệp dầu khí hoạt động ở Biển Bắc đều có điều kiện là họ sẽ đóng góp vào một quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững và bao trùm, đồng thời đảm bảo cung cấp năng lượng an toàn.”

Nhưng cuối cùng, quyết định về việc có cho phép khai thác mỏ dầu Cambo hay không sẽ do các quan chức trong Cơ quan Dầu khí, một tổ chức cho biết: “Dầu và khí đốt hiện đáp ứng khoảng 3/4 nhu cầu năng lượng của Vương quốc Anh và đang dự báo vẫn cần thiết trong tương lai.”

Tham khảo những tin tức mới nhất về dầu khí tại EPLegal VN: https://eplegal.vn/en/news/

Nguồn: BBC

 

NGÀNH NĂNG LƯỢNG ANH QUỐC CHUYỂN MÌNH GIẢM THIỂU CARBON

Ngành năng lượng Anh Quốc đánh dấu bước ngoặt mới khi Chính phủ nước này nhấn mạnh vai trò của năng lượng hạt nhân trong cuộc cách mạng công nghiệp xanh mà Anh hướng tới.

Ngành năng lượng Anh Quốc chuyển mình giảm thiểu Carbon

Tháng 5 vừa qua, Bộ trưởng Năng lượng và Chiến lược công nghiệp Anh Kwasi Kwarteng đã nhấn mạnh vai trò của năng lượng hạt nhân trong kế hoạch giảm khoảng 180 triệu tấn cacbon dioxide trong thời gian từ năm 2023 đến năm 2032, nghĩa là cắt giảm ⅔ lượng khí thải từ ngành công nghiệp.

Cũng theo kế hoạch trên, dự kiến có 250.000 việc làm được tạo ra, đồng thời thu hút đầu tư lên tới 12 tỷ bảng Anh (tương đương 17 tỷ USD) nguồn vốn của chính phủ.

Có thể thấy, đây là cơ hội rất lớn đối với không chỉ người Việt đang sinh sống tại Anh có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm mà cả các Doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận ngành dầu khí theo hướng bền vững được hiệu quả hơn.

nganh-nang-luong

Vương quốc Anh cho biết, sẽ dành khoảng 1 tỷ bảng Anh (tương đương 1,39 tỷ USD) cho mục tiêu lần này. Lộ trình triển khai cụ thể đó là chi 932 triệu bảng Anh cho mục tiêu phủ xanh các tòa nhà công cộng như trường học, cơ sở y tế… khi nơi đây sẽ được triển khi các vật liệu cách nhiệt tiết kiệm năng lượng, hệ thống sưởi carbon thấp, lắp đặt các tấm pin mặt trời…

Anh Quốc cũng sẽ dùng 171 triệu bảng và phân bổ cho các khu vực công nghiệp nổi tiếng như Scotland, miền Nam xứ Wales và vùng Tây Bắc, Humber và Teesside ở Anh để giúp khử carbon ngành năng lượng vốn đang chịu nhiều sự phản đối của thế giới.

Anh cũng nhấn mạnh, ngoài các kế hoạch thu giữ và sử dụng khí thải carbon hay sử dụng nhiên liệu sạch hơn như hydro…. Chính phủ cũng thông báo cần năng lượng hạt nhân để đạt được mức phát thải cacbon ròng bằng không.

Ngoại trưởng Kwarteng khẳng định: “Đây là một mục tiêu khó khăn, nhưng cũng là mục tiêu mà nước Anh sẽ nỗ lực thực hiện nhằm đáp ứng các mục tiêu khí hậu.

Ngay từ khi thông báo quan trọng này được đưa ra, Anh Quốc đã quyết liệt trong việc loại bỏ việc sử dụng than; gia tăng đầu tư, triển khai sử dụng các công cụ khác như trợ cấp nhằm thúc đẩy các trang trại điện gió ở nước này.

Kết quả hoàn toàn lạc quan khi Anh đã ghi nhận kỉ lục trong việc phát điện không sử dụng than kéo dài hơn 2 tháng. Cũng trong lần này, sản lượng điện gió từ các tuabin gió trên bờ và ngoài khơi đạt 48,5%, một kỷ lục hoàn toàn mới của Anh.

Có thể thấy, chiến lược khử carbon ngành công nghiệp nói chung và ngành năng lượng ở Anh nói riêng là một động thái đầy tham vọng của quốc gia nhằm tạo điều kiện cho sự phục hồi kinh tế ‘xanh’ hậu đại dịch Covid-19.

Đây là động thái tích cực đối với bà con người Việt đang lo lắng về tình hình kinh doanh tại Anh Quốc bởi dịch bệnh bùng phát. 

nganh-nang-luong

Doanh nghiệp Việt ở Anh cần lưu ý điều gì?

Trong “Kế hoạch 10 điều” được Anh đưa ra với mục tiêu nâng cao kỹ năng và trình độ, đáp ứng các mục tiêu khử cacbon và tạo ra những việc làm “xanh” chất lượng cao.

Trong đó, Chính phủ nước này đã khởi động kế hoạch “mua bán phát thải” (emissions trading scheme – ETS).

Hiểu theo cách đơn giản, người mua trả một khoản phí gây ô nhiễm, trong khi người bán nhận được phần thưởng cho việc giảm phát thải.

Chính sách buôn bán khí thải CO2 này được kỳ vọng sẽ góp một phần đáng kể vào việc đạt được mục tiêu trung hòa khí thải CO2 vào năm 2050.

Do đó, doanh nghiệp Việt đang kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng ở Anh cần lưu ý, để có thể tiếp cận thị trường buôn bán CO2 với giá khoảng 50 bảng, các công ty cần được cấp giấy phép của Chính phủ.

Trong đó, lượng giấy phép sẽ bị hạn chế hàng năm, nghĩa là không được xả “vượt quá” giới hạn khí thải cho phép, nếu không công ty sẽ bị đánh thuế rất lớn, nghiêm trọng hơn có thể ngừng hoạt động.

Theo từng năm, giấy phép sẽ trở nên đắt đỏ hơn, các đơn vị có thể cân nhắc đầu tư vào công nghệ sạch để tối ưu chi phí.

Nếu doanh nghiệp của bạn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề giấy phép xả thải hoặc chỉ muốn tìm hiểu thêm ngành năng lượng Anh Quốc, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline:  (+44) (0) 121 778 1188

NGÀNH DẦU KHÍ ANH SAU KHI SHELL NHẬN PHÁN QUYẾT TÒA ÁN

Ngành dầu khí Anh đang hứng chịu nhiều ảnh hưởng kể từ khi Royal Dutch Shell Plc, thường được biết đến là Shell nhận phán quyết cắt giảm khí thải của tòa án Hà Lan.

Thế cuộc mới của ngành dầu khí Anh

Royal Dutch Shell Plc, thường được biết đến là Shell, là một công ty dầu khí đa quốc gia của Anh và Hà Lan. Đây là tập đoàn năng lượng tư nhân lớn thứ hai trên thế giới. 

Trong năm qua, Shell đã bị một tòa án tại Hà Lan đưa ra phán quyết đến năm 2030 phải cắt giảm 45% lượng khí thải carbon trong tổng sản lượng bán ra so với năm 2019. Và mức giảm phải đạt 6% trong năm 2023. Điều này đồng nghĩa, người khổng lồ ngành dầu khí buộc phải cắt giảm sản lượng khai thác, cũng có nghĩa giảm lợi nhuận.

Đây là vụ kiện liên quan đến nguy cơ biến đổi khí hậu – một sự kiện chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Sự kiện của Shell lần này cũng được coi là bước ngoặt có thể khiến các tập đoàn dầu khí khác nói chung cũng như ngành dầu khí Anh nói riêng cũng sẽ chịu những phán quyết tương tự.

nganh-dau-khi-anh

Phản ứng của ngành dầu khí Anh

Tại Vương quốc Anh, ngành công nghiệp dầu khí đã cam kết theo Thỏa thuận Paris và gần đây đã thông qua Thỏa thuận Biển Bắc – cam kết cắt giảm 15 triệu tấn khí thải sản xuất vào năm 2030 (tương đương 22% lượng khí thải hàng năm từ ống khói dầu khí ở Vương quốc Anh ). Đây được coi là bước tiến của ngành dầu khí Anh trong cam kết: Cùng ngăn chặn khủng hoảng khí hậu toàn cầu.

Giám đốc điều hành OGUK (Oil&Gas United Kingdom) Deirdre Michie cho biết: “Ngành công nghiệp dầu khí ngoài khơi của Vương quốc Anh là ngành đầu tiên cam kết thực hiện mục tiêu Chính phủ là đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050, phù hợp với Thỏa thuận Paris. Các công ty đã và đang giảm thiểu khí nhà kính thông qua Thỏa thuận Biển Bắc, khi đưa các công nghệ xanh vào khai thác và chế biến để cắt giảm lượng khí thải”.

nganh-dau-khi-anh

Doanh nghiệp ngành dầu khí  Anh cần lưu ý điều gì?

Sự kiện hôm 26-5 là hồi chuông cảnh tỉnh cho ngành dầu khí Anh nếu họ chống lại nỗ lực thúc đẩy loại bỏ khí thải carbon. Do đó, các công ty dầu khí Anh, đặc biệt các doanh nghiệp Việt cần lưu ý đảm bảo triển khai các chính sách có hiệu quả nhằm giảm bớt lượng khí thải CO2 của mình. Điều này được cho là quan trọng, đặc biệt trong thời điểm một làn sóng kiện tụng có thể xảy ra đối các công ty trong ngành dầu khí, nhằm thúc đẩy thay đổi hành vị buộc các doanh nghiệp ngừng khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Bất kể doanh nghiệp nào cũng có thể phải chịu việc đối mặt với tòa án với yêu sách tương tự cho dù ở những khu vực tài phán khác.

Đây được coi là phản ứng domino sau khi Công ty Shell nhận phán quyết của tòa án Hà Lan trong vụ kiện mang tính “bước ngoặt lịch sử”.

Để được tư vấn thêm các thông tin về luật dầu khí cũng như các chính sách mới nhất được Anh Quốc áp dụng cho lĩnh vực này, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline +84-28.38232.648 hoặc gửi email về info@eplegal.com

Nguồn tham khảo: UK oil and gas industry’s response to Dutch court ruling on Shell