CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  

Song song với quá trình hội nhập và phát triển thương mại của thế giới, các vấn đề tranh chấp trong thương mại quốc tế cũng xảy ra ngày càng nhiều.

Trong thị trường thương mại quốc tế, không chỉ các doanh nghiệp mà cả Nhà nước cũng tham gia hoạt động thương mại này. Qua bài viết dưới đây, sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thương mại quốc tế cũng như giúp cho doanh nghiệp và Nhà nước tránh được những rủi ro pháp lý xoay quanh hoạt động này.

Thương mại quốc tế được hiểu là gì?

Nói một cách dễ hiểu, thương mại quốc tế là tổng hợp các hoạt động như trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong quan hệ thương mại quốc tế.

Quan hệ thương mại quốc tế cũng phát sinh giữa nhiều chủ thể khác nhau có thể là giữa các quốc gia, các doanh nghiệp hay các công ty thương mại của các nước với nhau. Đặc biệt, quan hệ quốc tế cũng có thể là sự tham gia của các tổ chức quốc tế như: WTO, UNCITRAL,…

thuong-mai-quoc-te

Tranh chấp phát sinh giữa Nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài

Tranh chấp này sẽ được giải quyết theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư và các công ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên.

Tại Việt Nam, tranh chấp này có thể được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên tham gia có thỏa thuận với nhau, cụ thể ở đây là giữa đại diện cơ quan Nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc có thể giải quyết tranh chấp này thông qua Tòa án.

Giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia có thể phát sinh do chính sách thương mại của một thành viên trong WTO đã vi phạm luật của tổ chức này và gây tổn hại đến lợi ích thương mại của các thành viên khác trong tổ chức. Ngoài ra, tranh chấp có thể sẽ phát sinh giữa các thành viên do một thành viên đã áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại đối với hàng hoá nhập khẩu trái với quy định của Hiệp định về các biện pháp tự vệ (ASG), hoặc có thể từ việc giải quyết các vụ kiện chống bán phá giá trái quy định của WTO.

Các tranh chấp nêu trên sẽ được giải quyết theo quy định của Hiệp định về giải quyết tranh chấp (DSU). Tuy nhiên, bên khiếu nại nếu áp dụng quyền trả đũa bằng cách rút lại nhượng bộ thương mại tương đương, đây được coi là hậu quả tồi tệ nhất khi tranh chấp xảy ra.

Như vậy, Việt Nam khi đang là thành viên của WTO cũng sẽ bị ràng buộc bởi các luật lệ mà tổ chức này đưa ra trong các chính sách thương mại cũng như trong việc giải quyết các vấn đề về thương mại quốc tế.

thuong-mai-quoc-te

Nếu các bên không có thoả thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp, thì việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án sẽ là đương nhiên. Khi đó, bên có quyền lợi bị xâm phạm có thể khởi kiện bên kia tại Tòa án của nước mình, tại Tòa án của bên vi phạm hoặc cũng có thể là Toà án của bên thứ ba, tuỳ thuộc Toà án bên thứ ba có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp đó hay không.

Bên cạnh đó, nếu pháp luật tố tụng tại nơi bên bị vi phạm quyền lợi khởi kiện cho phép các bên xác lập thẩm quyền của Tòa án theo thoả thuận thì thỏa thuận này cũng có thể được đưa ra. Tuy nhiên, quyết định của Tòa án theo bên bị vi phạm lựa chọn nếu muốn được thi hành tại nước khác thì phải được nước đó công nhận. Vậy nên bên bị vi phạm lợi ích nên lựa chọn khởi kiện ở nơi mà bản án cũng cần được thi hành.

Trong hoạt động thương mại quốc tế, việc giải quyết tranh chấp cần phải tìm hiểu rõ các quy định kể cả giải quyết bằng Tòa án. Trong mua bán hàng hóa quốc tế, việc quy định các điều khoản để giải quyết khi xảy ra tranh chấp là rất cần thiết. Cũng như các bên cần tìm hiểu rõ những quy định, việc áp dụng các nguồn luật cũng cần được quy định cụ thể.

Để tránh xảy ra những hậu quả không đáng có trong các hoạt động thương mại quốc tế, hãy liên hệ với EPLegal VN để được tư vấn cũng như hỗ trợ tận tình bở đội ngũ các luật sư và nhà tư vấn có trình kinh nghiệm, trình độ tư vấn cao với mong muốn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua website https://eplegal.vn/ hoặc hotline 028.38232.648.

BIỆN PHÁP NÀO CHO PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI?

Phòng vệ thương mại được hiểu là những biện pháp dùng để ngăn chặn, hạn chế áp dụng với hàng hoá được xuất khẩu từ nước này sang nước khác và được nước nhập khẩu hàng hóa áp dụng.

Phòng vệ thương mại đã được quy định tại nhiều Hiệp định thương mại, có thể kể đến như: Hiệp định GATT 1994, Hiệp định TPP,…

Hiện nay có ba biện pháp phòng vệ thương mại phổ biến:

phong-ve-thuong-mai

Chống bán phá giá để phòng vệ thương mại

Biện pháp này có thể dùng để đối phó với các hành vi bán sản phẩm nhưng với giá thấp nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường và xa hơn là có thể loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.

Một khi hàng hóa bị coi là bán phá giá thì chúng có thể sẽ bị áp đặt các biện pháp để ngăn chặn bán phá giá như: thuế nhằm chống phá giá, thế chấp hoặc đặt cọc, can thiệp hạn chế về định lượng hoặc có thể điều chỉnh mức giá của nhà xuất khẩu từ đó tiêu diệt các nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước nhập khẩu đó. Trong đó, hiện nay phổ biến nhất nhất là biện pháp thuế chống bán phá giá.

Biện pháp chống trợ cấp nhằm phòng vệ thương mại

Đây là một biện pháp được áp dụng dùng để loại bỏ các tác động tiêu cực gây ra cho ngành sản xuất hàng hoá trong nước, thường xuất phát từ các chính sách về trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu.

Về bản chất, cả hai biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp thường được áp dụng để đối phó với những hành vi cạnh tranh được cho là không lành mạnh, không công bằng của hàng hoá nhập khẩu. Trong khi biện pháp chống bán phá giá dùng để đối phó với những hành vi bán hàng hoá với giá thấp nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường và đích xa hơn là loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh của mình thì chống trợ cấp sẽ được áp dụng để ngăn chặn các tác động tiêu cực cũng như áp lực gây ra cho ngành sản xuất trong nước, xuất phát từ chính sách trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu. 

phong-ve-thuong-mai

Biện pháp tự vệ trong phòng vệ thương mại

Đây chính là công cụ bảo vệ ngành sản xuất hàng hoá gần giống hoặc cạnh tranh trực tiếp trong nước. Biện pháp thường chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp nhằm hạn chế tối đa những tác động gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất trong nước do hàng hoá nhập khẩu gia tăng một cách bất thường.

Có thể thấy, biện pháp tự vệ được áp dụng theo một cách khắt khe hơn so với hai biện pháp đã nêu ở trên. Ở hai biện pháp trên, để có thể áp dụng thì yêu cầu cơ quan điều tra phải chứng minh được có xảy ra tình trạng bán phá giá hay trợ cấp. Đồng thời hành động đó đã gây những thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước thì trái lại, để áp dụng biện pháp tự vệ, cơ quan điều tra cần phải chứng minh được các tình trạng thiệt hại ở mức “nghiêm trọng” mà ngành sản xuất hàng hóa tương tự hay cạnh tranh trực tiếp trong nước đã phải chịu hậu quả do luồng hàng hóa nhập khẩu gia tăng một cách bất thường.

Như vậy, để có thể tránh được những rủi ro pháp lý có thể xảy ra khi thực hiện hoạt động thương mại trong thương mại quốc tế, cần nắm rõ được các biện pháp phổ biến trên. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay cần được hỗ trợ thêm, hãy liên hệ với EPLegal VN để được giải đáp và hỗ trợ tận tình nhất từ đội ngũ luật sư có kinh nghiệm trong các hoạt động thương mại quốc tế.

Chi tiết liên hệ: website https://eplegal.vn/ hoặc hotline 028.38232.648.

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP CÓ CHỨC NĂNG GÌ?

Văn phòng đại diện được hiểu là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp, là đại diện uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp đó đồng thời bảo vệ lợi ích đó.

Qua bài viết dưới đây, EPLegal VN xin phép được giới thiệu tới các bạn những chức năng hoạt động khi doanh nghiệp lựa chọn hình thức này.

Đối với văn phòng đại diện trong nước

Văn phòng đại diện không có quyền được trực tiếp thực hiện các hoạt động sinh lời khác, đồng thời cũng không có quyền nhân danh chính mình để thực hiện ký kết các hoạt động riêng.

Doanh nghiệp sẽ phải chịu các nghĩa vụ tài chính mà phát sinh từ các hoạt động của văn phòng đại diện. Do vậy, việc hạch toán của ó cũng sẽ phụ thuộc vào doanh nghiệp.

Các cá nhân, tổ chức khi tham gia ký kết hợp đồng với văn phòng đại diện cần lưu ý yêu cầu bên cơ sở này xuất trình giấy tờ uỷ quyền hợp pháp từ doanh nghiệp. Cần nắm rõ nội dung của giấy uỷ quyền để tránh gây ra tranh chấp cũng như rủi ro pháp lý.

van-phong-dai-dien

Mô hình này thường có 10 chức năng chính, các chức năng này chỉ thay mặt doanh nghiệp về mặt tài chính. Cụ thể như sau:

  • Thực hiện các công việc để phát triển các ngành nghề kinh doanh (các ngành nghề này phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động trên địa bàn phải đảm bảo quy định của pháp luật).
  • Thực hiện các công việc về báo cáo với cơ quan chức năng tại địa phương đó theo đúng quy định.
  • Tuỳ từng doanh nghiệp mà văn phòng đại diện phải thực hiện báo cáo định kỳ về tài chính gửi cho trụ sở chính.
  • Báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh, tăng trưởng và các chiến lược phát triển hàng năm.
  • Tổ chức thực hiện công việc hạch toán kinh tế theo nguyên tắc hạch toán độc lập.
  • Có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý của cơ sở theo định hướng của Hội đồng quản trị đề ra.
  • Phối hợp với trụ sở chính cũng như cơ sở và các chi nhánh khác trong hoạt động khai thác khách hàng và điều động nhân viên.
  • Cơ sở phải đảm bảo quản lý tốt về các mặt kinh doanh của mình.
  • Dựa trên văn bản pháp quy của doanh nghiệp, cơ sở cần soạn thảo văn bản pháp quy nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý của cơ sở.
  • Có trách nhiệm đảm bảo đời sống cả về tinh thần lẫn vật chất cho cán bộ nhân viên của mình.

van-phong-dai-dien

Đối với văn phòng thuộc sở hữu của thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam

Văn phòng đại diện này sẽ không có chức năng kinh doanh.

Được hiểu đơn giản là đơn vị phụ thuộc của Thương nhân nước ngoài, có chức năng liên lạc, tìm hiểu về thị trường tại đất nước đó, có nhiệm vụ xúc tiến cũng như thúc đẩy cơ hội để đầu tư kinh doanh của thương nhân sở hữu Văn phòng đại diện đó, tuy nhiên không bao gồm ngành mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó quy định tại văn bản pháp luật chuyên ngành.

Văn phòng cần gửi báo cáo theo mẫu có sẵn của Bộ Công Thương về các hoạt động của văn phòng trong năm trước đó.

Ngoài ra, nó còn có nhiệm vụ báo cáo, cung cấp các tài liệu hay giải trình các vấn đề liên quan đến hoạt động của văn phòng khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có yêu cầu.

EPLegal VN mong rằng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn. Để hiểu rõ hơn hoặc cần được tư vấn hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi, với những luật sư có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực, cam kết đảm bảo quyền lợi cũng như lợi ích của khách hàng.

Liên hệ với EPLegal VN qua website https://eplegal.vn/ hoặc hotline 028.38232.648.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Luật Doanh nghiệp 2020

  2. Nghị định 07/2016/NĐ-CP.

LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP KINH DOANH XĂNG DẦU CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Kinh doanh xăng dầu cũng là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện tại Việt Nam theo quy định mới nhất của Luật Đầu tư 2020. Bài viết dưới đây của EPLegal VN sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn về điều kiện để có thể kinh doanh lĩnh vực xăng dầu tại Việt Nam cũng như tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài các hình thức để có thể đầu tư vào lĩnh vực này.

Điều kiện đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh xăng dầu

Do có vốn đầu tư nước ngoài nên chủ đầu tư cần quan tâm tới hai điều kiện pháp lý quan trọng nhất khi đầu tư vào kinh doanh xăng dầu, cụ thể như sau:

Điều kiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên

Có một lưu ý được quy định rất rõ ràng trong Điều ước mà Việt Nam có tham gia thì nhà đầu tư nước ngoài sẽ không được thực hiện quyền phân phối đối với cả hai loại dầu bao gồm dầu thô và dầu đã qua chế biến.

kinh-doanh-xang-dau

Quy định của pháp luật Việt Nam đối với lĩnh vực xăng dầu

Nhà đầu tư khi có nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực xăng dầu tại Việt Nam sẽ phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Các tổ chức, kinh tế sở hữu vốn đầu tư nước ngoài sẽ không được quyền xuất khẩu với dầu mỏ và các loại dầu đã thu được từ các khoáng bitum, ở dạng thô; dầu mỏ thô; khí ngưng cũng như các loại khác. Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đồng thời là Nhà thầu dầu khí thì sẽ được quyền xuất khẩu phần dầu khí thuộc sự sở hữu của mình theo quy định của Luật Dầu khí Việt Nam.
  • Các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không được quyền thực hiện nhập khẩu đối với các loại dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và dầu thu được từ các khoáng bitum, ngoại trừ dầu thô; các chế phẩm đã được ghi ở nơi khác hoặc chưa được chi tiết, hàm lượng có chứa từ 70% trở lên và là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc là các loại dầu thu được từ khoáng bitum.
  • Các tổ chức kinh tế sở khi hữu vốn đầu tư nước ngoài cũng không được quyền phân phối với dầu thô và loại dầu đã qua chế biến như: dầu mỏ và các loại dầu đã được thu từ các khoáng bitum, tồn tại ở dạng thô; dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu được thu từ các khoáng bitum.
  • Các tổ chức kinh tế sở hữu vốn đầu tư nước ngoài được phép sản xuất xăng dầu tuy nhiên phải đảm bảo đủ các điều kiện phù hợp với quy hoạch và được phê duyệt.

kinh-doanh-xang-dau

Các hình thức đầu tư

Nhà đầu tư có thể thực hiện đầu tư theo các hình thức sau đây:

  • Đầu tư bằng hình thức thành lập tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư bằng cách góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp trong một tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư dưới hình thức hợp đồng về hợp tác kinh doanh;
  • Tiếp nhận chuyển nhượng dự án đầu tư khác hoặc cá nhân, tổ chức chuyển nhượng dự án đầu tư;
  • Sửa đổi, bổ sung thêm ngành, nghề kinh doanh của tổ chức kinh tế sở hữu vốn đầu tư từ nước ngoài.

Hy vọng qua bài viết, đã giúp các bạn hiểu được phần nào của vấn đề. Đầu tư nước ngoài vẫn luôn là những vấn đề nhức nhối bởi thủ tục cũng như quy định pháp lý của nó. EPLegal với kinh nghiệm có thể tự tin hỗ trợ doanh nghiệp về hồ sơ, các thủ tục pháp lý cũng như sẵn sàng tư vấn tận tình nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì. Hãy liên hệ với chúng tôi qua website https://eplegal.vn/ hoặc qua hotline để được tư vấn ngay 028.38232.648.

Tài liệu tham khảo

  1. Luật Đầu tư 2020

QUY ĐỊNH VỀ CHIA, TÁCH CÔNG TY TNHH, CÔNG TY CỔ PHẦN MỚI NHẤT

Luật Doanh nghiệp 2020 đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, đi kèm theo nó là những quy định mới về thủ tục chia, tách các loại hình công ty.

Đây là một hình thức không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Nó là một loại hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Theo quy định, chỉ có Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và công ty cổ phần mới có thể thực hiện được hoạt động này.

Hình thức tách công ty

Cả công ty TNHH và công ty cổ phần đều có thể thực hiện tách công ty bằng phương thức chuyển tài sản, chuyển quyền, nghĩa vụ thành viên, cổ đông của công ty bị tách để thực hiện hoạt động thành lập một hay nhiều công ty TNHH, công ty cổ phần mới được tách ra tuy nhiên không làm chấm dứt sự tồn tại, hiện diện của công ty bị tách.

chia-tach-cong-ty

Quy định mới về thủ tục tách công ty TNHH và công ty cổ phần

 Theo quy định của Luật Doanh nghiệp cũng như Điều lệ của công ty mà hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đó hoặc có thể là Đại hội đồng cổ đông sẽ thông qua nghị quyết, quyết định thực hiện tách công ty.

Các nội dung chủ yếu của nghị quyết, quyết định về việc tách công ty

Trong nghị quyết phải có thông tin về tên, trụ sở chính của công ty bị tách; tên công ty mới; các phương án sử dụng nguồn lao động; phương thức tách công ty; giá trị về tài sản và quyền, nghĩa vụ sau khi tách công ty; thời hạn thực hiện việc tách công ty.

Tất cả chủ nợ đều sẽ được gửi nghị quyết, quyết định về việc tách công ty, công ty có trách nhiệm thông báo cho người lao động biết về hành động này trong 15 ngày kể từ ngày đưa ra quyết định hoặc thông qua nghị quyết đó.

Thực hiện bầu, bổ nhiệm ra Chủ tịch Hội đồng thành viên mới, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có chức vụ điều hành công ty thông qua các thành viên của công ty được tách dựa vào Điều lệ của công ty.

Tiến hành đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

chia-tach-cong-ty

Quyền, nghĩa vụ của các doanh nghiệp khi thực hiện

Sau khi tách, doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký doanh nghiệp.

Công ty bị tách phải tiến hành các thủ tục thay đổi về vốn điều lệ, số lượng các thành viên cũng như cổ đông sao cho tương ứng với phần vốn góp, cổ phần. Nếu số lượng các thành viên, cổ đông giảm xuống cũng sẽ phải tiến hành các thủ tục.

Công ty bị tách và công ty mới sẽ phải liên đới cùng chịu trách nhiệm về nghĩa vụ cũng như các khoản nợ chưa thanh toán, giải quyết hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã thực hiện đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp công ty bị tách và công ty mới cùng với các chủ nợ, khách hàng, đối tác của công ty và người lao động có thỏa thuận khác thì sẽ không phải thực hiện theo các bước đã nêu.

Kế thừa cả về quyền, nghĩa vụ và các lợi ích hợp pháp đã được phân tại nghị quyết, quyết định về việc tách công ty.

Trên đây là các quy định cơ bản nhất mà EPLegal VN gửi đến các bạn về việc chia, tách công ty. EPLegal VN với kinh nghiệm thực hiện tách, chuyển đổi loại hình công ty TNHH, công ty cổ phần cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẵn sàng tư vấn cũng như hỗ trợ các bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua website hoặc hotline 028.38232.648 để được tư vấn kỹ hơn.

Tài liệu tham khảo 

  1. Luật Doanh nghiệp 2020

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 2021 VÀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN QUAN TÂM

Khi thành lập doanh nghiệp, việc không tìm hiểu kỹ các vấn đề pháp lý có thể khiến doanh nghiệp gặp các rủi ro không đáng có. 

Với kinh nghiệm lâu năm trong các lĩnh vực bao gồm cả doanh nghiệp, EPLegal VN xin đưa ra một số vấn đề pháp lý chú ý và đáng quan tâm nhất gửi tới các bạn qua bài viết dưới đây khi có ý định thành lập doanh nghiệp.

Trụ sở công ty

Không phải bất kỳ địa điểm làm cũng có thể chọn làm trụ sở công ty. Theo quy định của pháp luật, nhà ở tập thể, nhà ở không ty không được phép dùng làm trụ sở của công ty. Cần ký kết với chủ nhà các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê, mượn nhà và yêu cầu cung cấp các giấy tờ pháp lý liên quan như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương.

Cần lưu ý rằng, doanh nghiệp nên đăng ký trụ sở cố định theo quận/huyện, vì khi thay đổi khác quận/huyện doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục để chốt thuế chuyển quận trước khi thay đổi đăng ký doanh nghiệp.

thanh-lap-doanh-nghiep

Cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp sao cho hợp lý

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật. Tuy nhiên, dựa trên thực tế, nếu doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề thông thường thì nên lựa chọn một trong 03 loại hình: Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần.

Về ưu điểm thì Công ty cổ phần có thể tham gia thị trường chứng khoán cũng như huy động vốn linh hoạt, do vậy thành phần cổ đông được quy định phải từ 03 người trở lên. Các cổ đông cũng có thể dễ dàng chuyển nhượng. Công ty TNHH thì hạn chế số lượng tham gia của các thành viên từ 01 đến 50 người.

Đặt tên cho doanh nghiệp

Số lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều thì tên doanh nghiệp đồng thời cũng sẽ ngày càng hạn chế. Cần lưu ý tránh các tên nổi tiếng và đã đăng ký độc quyền về nhãn hiệu. Doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị yêu cầu đổi tên do trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.

thanh-lap-doanh-nghiep

Về việc đăng ký, kê khai vốn điều lệ khi

Theo quy định của pháp luật, vốn điều lệ sẽ do doanh nghiệp tự kê khai cũng như tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên doanh nghiệp cần căn cứ vào các nhu cầu hoạt động mà lựa chọn vốn điều lệ hợp lý và tính đến bước chịu trách nhiệm của chủ sở hữu doanh nghiệp với mức vốn mình đã cam kết.

Nắm rõ các quy định tại Nghị định 222/2013/NĐ – CP và Thông tư 09/2015/BTC về thời hạn cũng như hình thức góp vốn.

Thủ tục tăng vốn điều lệ được quy định khá đơn giản, tuy nhiên ngược lại thủ tục giảm vốn điều lệ lại diễn ra khá phức tạp cũng như tốn thời gian.

Ngành nghề đăng ký kinh doanh

Về ngành nghề đăng ký, doanh nghiệp được phép kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, cần lưu ý, doanh nghiệp sẽ chỉ được phép kinh doanh nghề nghề mà mình đã đăng ký. Doanh nghiệp nên lựa chọn phạm vi rộng để tránh trường hợp sau khi hoạt động lại phát sinh thêm thủ tục bổ sung thêm ngành nghề.

Trên đây là một số lưu ý cơ bản nhất mà chủ doanh nghiệp khi thành lập doanh nghiệp cần lưu ý để tránh hậu quả cũng như sự phức tạp sau này. Doanh nghiệp nên có kiến thức về pháp luật để có thể hoạt động trơn tru cũng như đề phòng, giải quyết khi xảy ra rủi ro. Hãy liên hệ với EPLegal VN để được tư vấn, hỗ trợ, EPLegal VN rất hân hạnh khi là một người bạn đồng hành pháp lý cùng các doanh nghiệp.

Liên hệ với chúng tôi tại website hoặc qua hotline 028.38232.648.

 Tài liệu tham khảo

  1. Luật Doanh nghiệp 2020

  2. Thông tư 09/2015/BTC

  3. Nghị định 222/2013/NĐ – CP

CẦN LƯU Ý GÌ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN – SÁP NHẬP M&A?

Với sự hội nhập quốc tế của Việt Nam khiến cho hoạt động M&A cũng trở nên thu hút nhiều nhà đầu tư từ quốc tế. Tuy nhiên, một thương vụ M&A thành công đòi hỏi từ rất nhiều quá trình, sự phức tạp đến từ việc quản lý doanh nghiệp, tài chính, lao động,… và kèm theo cả những khó khăn về pháp lý ngày càng đa dạng. Hợp đồng mua bán – sáp nhập cần chú ý tới những vấn đề nào để tránh các rủi ro cũng như tranh chấp? EPLegal VN hy vọng bài viết dưới đây trả lời giúp các bạn câu hỏi trên.

Các vấn đề cần lưu ý khi thực hiện hợp đồng mua bán – sáp nhập M&A

Đầu tiên, các bên cần lưu ý đến các biện pháp cam đoan và bảo đảm.

Đây là một hình thức buộc các bên khi tham gia phải đảm bảo các thông tin đã cung cấp là hoàn toàn chính xác ngay tại thời điểm ký. Khi soạn thảo hợp đồng, các bên tham gia phải thỏa thuận điều khoản cam đoan và bảo đảm này chính là nghĩa vụ hợp đồng mà hai bên sẽ phải chịu trách nhiệm với những gì mình đã tuyên bố, cam đoan.

mua-ban-sap-nhap

Điều này nhằm gặt bỏ lỗ hổng, nếu điều khoản này chỉ là sự tuyên bố của các bên khi tham gia hợp đồng thì cơ bản theo quy định của pháp luật, đây sẽ không phải là cơ sở pháp lý nào để có quyền đòi bồi thường thiệt hại nếu một trong các bên cung cấp không đúng sự thật và gây ra thiệt hại.

Thứ hai, cơ chế về việc xác định và điều chỉnh giá

Một trong những hoạt động quan trọng có thể quyết định được tương lai của thương vụ chính là định giá doanh nghiệp. Hai bên khi tham gia cần phải quy định rõ về các điều khoản liên quan, bởi kết quả định giá này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Cần lưu ý thêm về các tranh chấp có thể xảy ra trong thực tế như: Thanh toán thêm dựa vào hiệu quả trong kinh doanh; Một bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; Các điều kiện tiên quyết; Bồi hoàn; Các tranh chấp khác (thường là những tranh chấp về lao động và cổ đông).

mua-ban-sap-nhap

Những vấn đề tranh chấp hợp đồng thường xảy ra ở Việt Nam

Một là, vi phạm về cam đoan và bảo đảm.

Như đã nói ở trên, tranh chấp này khá phức tạp và liên quan đến các quy định cũng như các thông tin mà các bên đã xác định làm cơ sở để đi đến giao kết trong hợp đồng.

Hai là, cơ chế về việc xác định và điều chỉnh giá.

Thông thường, các bên khi ký hợp đồng sẽ dựa trên một phương pháp định giá cũng như điều chỉnh giá nhất định đã được thỏa thuận và đồng ý với nhau từ trước. Tuy nhiên, vấn đề này phát sinh khi các bên đã thanh toàn một hoặc toàn bộ lại có những cơ chế điều chỉnh giá khác ngay sau khi giao kết hợp đồng.

Thứ ba, nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Sau ngày hoàn tất giao dịch, các bên thường sẽ tiến hành xem xét quá trình quản lý, vận hành của công ty và khi không làm theo như những gì đã thoả thuận thì sẽ xảy ra tranh chấp. Tranh chấp thường thường phát sinh ngay sau khi hoàn tất hợp đồng.

Thứ tư, yêu cầu bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm và trả lãi chậm.

Theo pháp luật Việt Nam, khi vi phạm thì sẽ phải bồi thường thiệt hại theo thực tế. Các bên thường đòi bồi thường thiệt hại bằng tiền vì cảm thấy dễ dàng và nhanh chóng hơn so với yêu cầu thực hiện nghĩa vụ.

Cuối cùng, tranh chấp của các cổ đông.

Dựa trên điều lệ hoặc do thỏa thuận mà quyền của cổ đông phát sinh. Vấn đề này khá phức tạp và thường xảy ra tranh chấp liên quan đến quyền kiểm soát doanh nghiệp.

M&A sẽ là hoạt động có lợi cho các bên tham gia nếu hợp đồng mua bán – sáp nhật minh bạch và đạt được ý chí của các bên tham gia. Các bên tham gia cần lưu ý để tránh các rủi ro cũng như tranh chấp xảy ra. Nếu cần hỗ trợ và tư vấn, hãy liên hệ với EPLegal VN tại đây hoặc qua hotline +84-28.38232.648.

EPLEGAL VN THÔNG BÁO RA MẮT NGÔN NGỮ MỚI TRÊN WEBISTE

Kể từ tháng 8/2021, Văn phòng Luật sư EPLegal VN chính thức ra mắt đồng thời 3 giao diện website tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật mới. Việc đưa website tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật vào hoạt động là bước tiếp theo của quá trình đổi mới, hoàn thiện và nâng cấp website EPLegal VN nhằm gia tăng tính tiện ích và hiệu quả hơn cho khách hàng, hỗ trợ các đối tác, đặc biệt là khách hàng nước ngoài truy cập, tìm kiếm thông tin về EPLegal VN.

Từ trang chủ https://eplegal.vn/vi/ khách hàng có thể truy cập các giao diện mới của chúng tôi bằng cách click vào mục ngôn ngữ trên góc phải; hoặc truy cập trực tiếp từ địa chỉ:

Việc ra mắt thêm 3 phiên bản website mới bên cạnh 2 phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh trước đó, đã giúp EPLegal VN trở thành một kênh cung cấp thông tin pháp lý không chỉ trong nước mà còn quốc tế. Website của EPLegal VN là nơi liên tục cập nhật các thông tin nhằm hỗ trợ các giao dịch thương mại trong nước và quốc tế, hợp nhất, sáp nhập và mua lại, các vấn đề vận tải và hàng không cũng như các lợi ích chính đáng khác của Việt Nam và quốc tế.

Với thiết kế hiện đại và thân thiện, giao diện website EPLegal VN (phiên bản 5 ngôn ngữ) sẽ giúp Khách hàng dễ dàng tiếp cận hơn với dịch vụ pháp lý hàng đầu trong giải quyết các dự án với mâu thuẫn thực tế hoặc tiềm ẩn về cơ quan giải quyết tranh chấp, quyền hạn xét xử đối với tài sản, các giao dịch và các mối quan hệ giữa các bên.

Cũng từ đây, khách hàng có thể dễ dàng truy cập trên nhiều thiết bị truy cập khác nhau như máy vi tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng. Việc ra mắt website mới nằm trong kế hoạch đầu tư và phát triển ng nghệ hiện đại, giúp EPLegal VN nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, hướng đến “sự hoàn thiện vì khách hàng”.

Posted in Chưa phân loại

MỘT SỐ CHỨC DANH TRONG NGHỀ LUẬT

Đối với những bạn có mong muốn trở thành một luật sư trong tương lai, chắc chắn sẽ rất quan tâm đến các vị trí và cấp bậc phổ biến trong nghề luật. Hãy cùng EPLegal VN điểm qua một số chức danh trong nghề Luật.

1. Junior: Đối với mọi lĩnh vực, bao gồm cả ngành Luật, những người mới bắt đầu hành nghề sẽ được coi là Junior. Thông thường đây là nhóm có kinh nghiệm từ 2 – 3 năm và phải chịu sự giám sát cũng như hướng dẫn ng việc của một quản lý phía trên, Trong Junior chia ra:

  • Interns: Được hiểu là thực tập sinh. Các bạn sinh viên Luật mới ra trường, người mới dấn thân vào nghề Luật thường sẽ bắt đầu với vị trí Thực tập sinh nhằm tìm hiểu, làm quen với nghề từ những công việc nhỏ nhất, bao gồm phụ giúp các cấp bậc cao hơn. Do đó mà công việc dành cho nhóm thực tập sinh cũng khá đơn giản, như soạn đồng, dịch văn bản, hỗ trợ giấy tờ…
  • Legal Assistant/Trainee Lawyers: Đây là bậc cao hơn và có tính chuyên sâu hơn với nhóm Interns khi các cá nhân đã bắt được được va chạm với nhiều công việc chuyên môn hơn.chuc-danh-trong-nghe-luat

2. Associates: Đây là vị trí dành cho những người có kinh nghiệm trong nghề từ 2 năm trở lên 3. Họ đã được chứng chỉ hành nghề Luật sư và có khả năng đảm nhận các công việc chuyên môn một vụ việc độc lập. Tuy nhiên vị trí này vẫn cần một quản lý hỗ trợ, kiểm tra công việc trước khi thực hiện tư vấn với khách hàng.

3. Senior Associates: Đây là những luật sư đã hành nghề từ 8 năm trở lên với giàu kinh nghiệm và chuyên môn. Ở vị trí này, người luật sư có thể đảm nhận các công việc pháp lý độc lập và cam kết đem lại giá trị cao nhất cho khách hàng.

4. Partners: Thông thường đây là vị trí dành những người hành nghề ở một công ty Luật với thâm niên khoảng 15 năm hoặc người sáng lập công ty trên hoặc cũng có thể đang góp vốn sở hữu công ty đó. Các partner có vai trò quan trọng trong mỗi công ty khi có một số lượng lớn khách hàng trung thành cũng như đóng vai trò đại diện cho doanh nghiệp đó.

chuc-danh-trong-nghe-luat

Ngoài ra, ở các Công ty Luật cũng thường có các chức danh như Senior Partners, Experts hay Paralegals:

  • Senior Partners: Là người sáng lập công ty và có vốn góp lớn, do đó có vị trí cao hơn so với Partners. Tuy nhiên vị trí này thiên về tổ chức hành chính hơn là thứ hạng cấp bậc trong công ty.
  • Experts: Đây là vị trí chuyên gia về nhiều nghiệp vụ trong doanh nghiệp. ng việc của họ mang tính chất tư vấn, hỗ trợ đơn vị hành nghề Luật.
  • Paralegals: Đây là công việc mang tính hành chính như chuẩn bị tài liệu, hỗ trợ các Luật sư trong công việc từ hoạt động nhỏ nhất cho tới chuẩn bị hồ sơ ng tác, lịch hẹn khách hàng.

Trên đây là lộ trình thăng tiến cũng như các chức danh trong nghề Luật. Có thể thấy nghề Luật sư sẽ có những trải nghiệm khó khăn hơn do những tính đặc thù trong công việc. Tuy nhiê, nếu bạn hội tụ đủ cố gắng, say mê, tâm huyết và ý chí thì chắc chắn sẽ trở thành một luật sư thành ng với tương lai đầy hứa hẹn.

03 TRANH CHẤP ĐIỂN HÌNH ĐÁNG CHÚ Ý NHẤT SAU THƯƠNG VỤ M&A

Thương vụ M&A mang lại những hiệu quả cũng như thành công nhất định cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động này, thành quả mà nó mang lại là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên để thật sự doanh nghiệp có một thương vụ M&A thành công các bên cần phải lưu ý 3 tranh chấp điển hình sau đây để có thể khắc phục sớm và hiệu quả.

tranh-chap-M&A

Người lao động sau thương vụ M&A

Vấn đề quản trị nội bộ là vấn đề đáng quan tâm và không nên chủ quan, thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp dù M&A thành công nhưng cũng sớm đối diện với thất bại do chủ quan vấn đề trên. Những khúc mắc trong việc xử lý nguồn nhân sự hay các mâu thuẫn giữa nhân viên của các doanh nghiệp sau thương vụ M&A về quyền lợi, vị trí, ưu đãi,… cũng là một yếu tố cản trở hoạt động M&A thành công.

Về vấn đề pháp lý, sau M&A nhiều doanh nghiệp xảy ra tranh chấp lao động, theo các doanh nghiệp, tại Việt Nam khi doanh nghiệp thay đổi và xuất hiện chủ mới thì đại đa số những lao động cũ sẽ xôn xao.

Để giải quyết cũng như tránh rủi ro tranh chấp này xảy ra, các bên tham gia M&A cần có thỏa thuận cụ thể về việc sử dụng lao động cũng như chế độ lương thưởng, chính sách đãi ngộ hợp lý cho người lao động sau M&A. Hành động này sẽ làm cho nhân sự có thể an tâm và cống hiến hết mình cho doanh nghiệp cũng như đảm bảo tính ổn định nội bộ trong doanh nghiệp.

Tài chính công nợ

Rủi ro này có lẽ làng đáng chú ý nhất sau M&A. Các bên khi tham gia M&A cần phải làm rõ cũng như công khai minh bạch về tài chính và công nợ để có thể thỏa thuận với nhau. Bên cạnh đó, mặc dù đã dự tính mức độ tương đối nhưng có những khoản dự tính không thu lại được sau này lại có thể thu được và ngược lại khiến cho các bên tham gia khó kiểm soát.

Ở cả Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Doanh nghiệp 2020 đều đã quy định rõ về trách nhiệm kế thừa cả về nghĩa vụ và quyền lợi. Dù thay đổi chủ sở hữu, loại hình hay do hợp nhất, sáp nhập mà chấm dứt hoạt động thì quy định doanh nghiệp kế thừa vẫn sẽ phải chịu toàn bộ nghĩa vụ trách nhiệm của doanh nghiệp cũ.

Để đảm bảo về việc thừa nhận nghĩa vụ chắc chắn hơn thì các bên khi có sự thay đổi thường yêu cầu lập biên bản nhằm cót công nợ, trách nhiệm và thanh lý hợp đồng mặc dù theo quy định của pháp luật đó là trách nhiệm đương nhiên mà doanh nghiệp kế thừa cần thực hiện.

thuong-vu-M&A

Sở hữu trí tuệ

Một trong những tài liệu, hồ sơ thủ tục đáng chú ý nhất sau khi hoàn tất giao dịch chính là những tài liệu có liên quan đến sở hữu trí tuệ như: nhãn hiệu, bản quyền, giải pháp hữu ích, kiểu sáng lập công nghiệp,… Bên mua cần hoàn tất thủ tục chuyển nhượng chủ sở hữu theo Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật khác có liên quan đã quy định.

Các doanh nghiệp trên thực tế lại không để tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, cần nêu rõ việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng chính là một căn cứ pháp lý có tính bắt buộc và cần thiết nhằm ghi nhận lại quyền chủ sở hữu doanh nghiệp với tài sản trong sở hữu trí tuệ để tránh những rủi ro tranh chấp không đáng có.

Cần nắm rõ các quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ về nội dung hợp đồng chuyển nhượng.

 Qua bài viết, EPLegal VN đã gửi tới các bạn những tranh chấp điển hình cần lưu ý sau thương vụ M&A. Với đội ngũ luật sư có bề dày kinh nghiệm trong các lĩnh vực pháp lý, EPLegal VN sẵn sàng hỗ trợ cũng như tư vấn nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng của mình trong các thương vụ M&A nói riêng và lĩnh vực pháp lý nói chung.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua website hoặc hotline 028.38232.648.

 

 

Tài liệu tham khảo

  1. Luật Sở hữu trí tuệ