DOANH NGHIỆP NÀO CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN?

Các tổ chức khi tham gia hoạt động kinh doanh cần đặc biệt nắm rõ về tư cách pháp nhân nhằm sử dụng quyền lợi hay lưu ý pháp lý xoay quanh nó.

Khi nào doanh nghiệp có tư cách pháp nhân?

Pháp nhân được coi là một chủ thể pháp lý, có tư cách pháp lý độc lập và có thể tham gia vào các hoạt động theo quy định của pháp luật như kinh tế, chính trị, xã hội,…

Theo quy định tại Điều 75 của Bộ luật Dân sự 2015, tổ chức sẽ được pháp luật thừa nhận là pháp nhân khi có đầy đủ 04 điều kiện sau đây:

  1. Doanh nghiệp được thành lập một cách hợp pháp;
  2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
  3. Pháp nhân có tài sản độc lập, pháp nhân sẽ phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  4. Nhân danh chính mình để tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Như vậy, doanh nghiệp đáp ứng đủ 04 điều kiện trên sẽ hoạt động kinh doanh với tư cách là pháp nhân. Hãy cùng EPLegal tìm hiểu xem, doanh nghiệp nào có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân.

tu-cach-phap-nhan
tu-cach-phap-nhan

Loại hình Công ty TNHH

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, kể từ khi công ty TNHH được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp này sẽ có tư cách pháp nhân.

Công ty TNHH có thể được coi là một ví dụ điển hình, theo đó, công ty sẽ chỉ chịu trách nhiệm các khoản nợ của mình nằm trong phạm vi là số vốn đã góp vào công ty. Tài sản của công ty và tài sản của cá nhân, tổ chức khác có sự tách biệt rõ rệt và công ty TNHH sẽ phải chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.

Đối với công ty cổ phần

Cũng giống như công ty TNHH, Điều 111 của Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định rõ công ty cổ phần kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì sẽ có tư cách pháp nhân.

Tài sản của công ty cổ phần cũng sẽ sở hữu tài sản độc lập với các cá nhân, tổ chức khác. Các cổ đông của công ty sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ hay nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bằng chính vốn góp mà mình đã góp vào doanh nghiệp đó và tách biệt hoàn toàn với tài sản của cá nhân cổ đông đó. Thêm vào đó, loại hình công ty này cũng sẽ nhân danh chính mình để tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua người đại diện.

tu-cach-phap-nhan
tu-cach-phap-nhan

Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp nhà nước

Đây là loại hình thứ ba được pháp luật về doanh nghiệp công nhận là có tư cách pháp nhân thông qua Điều 88. Cụ thể, doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức là một công ty TNHH hay công ty cổ phần.

Do có tư các pháp nhân mà khi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tham gia các giao dịch và chịu các trách nhiệm bằng tài sản của chính mình, tài sản của doanh nghiệp này có thể được hình thành từ nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, các khoản hỗ trợ hay tài sản được hình thành trong giá trình doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh,…

Ngoài ra doanh nghiệp cũng hoạt động dựa vào sự điều tiết của nền kinh tế thị trường hay tác động của Luật Cạnh tranh chứ không phụ thuộc vào mệnh lệnh hành chính từ Nhà nước.

Việc có tư cách pháp nhân sẽ mang đến những lợi ích và hạn chế riêng, tổ chức cá nhân khi có ý định thành lập doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ sao cho phù hợp với mục đích kinh doanh của mình mà thông qua đó chọn loại hình kinh doanh phù hợp. EPLegal với kinh nghiệm về doanh nghiệp và mong muốn đưa ra sự lựa chọn có lợi nhất cho khách hàng của mình sẽ hỗ trợ, tư vấn cho quý khách hàng tìm ra loại hình kinh doanh phù hợp.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua website https://eplegal.vn/ hoặc hotline 028.38232.648.

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Luật Dân sự 2015.

  2. Luật Doanh nghiệp 2020.

PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ KHÓ HAY DỄ?

Hiện nay, các doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu chủ yếu nhằm huy động vốn cũng như các chương trình đầu tư khác.

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu được coi là giấy ghi nhận nợ sẽ quy định nghĩa vụ của công ty mà sau khi được phát hành (người vay tiền) sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bên nắm giữ trái phiếu đó (người cho vay) một khoản tiền được xác định.

Doanh nghiệp hay tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước có thể phát hành, ngoài ra còn có thể là chính quyền. Người mua trái phiếu sẽ có thể là các cá nhân, doanh nghiệp hoặc chính phủ.

Để doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế cần điều kiện gì?

Điều kiện để doanh nghiệp phát hành ra thị trường quốc tế đã được quy định rõ tại Điều 18 Nghị định 163/2018/NĐ-CP, theo đó có thể được chia ra làm hai loại cụ thể:

Trái phiếu không chuyển đổi và trái phiếu không kèm chứng quyền

Loại trái phiếu này được quy định như sau:

Công ty cổ phần hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn đã được thành lập và hoạt động theo khuôn khổ pháp luật Việt Nam có thể phát hành được loại trái phiếu này;

Đáp ứng đầy đủ các điều kiện để phát hành theo quy định tại thị trường phát hành;

Cấp có thẩm quyền sẽ phê duyệt phương án phát hành và đồng ý theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này;

Đáp ứng được các quy định về vấn đề quản lý ngoại hối cũng như các quy định pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp;

Đáp ứng được các tỉ lệ về an toàn tài chính, đảm bảo an toàn trong khi thực hiện hoạt động theo các quy định được đề ra trong pháp luật chuyên ngành.

phat-hanh-trai-phieu
phat-hanh-trai-phieu

Trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm theo chứng quyền

Đối với trường hợp này, Nghị định đã đưa ra các điều kiện như sau:

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu này là Công ty cổ phần đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã đề ra đối với trường hợp là trái phiếu không chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm chứng quyền;

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài cũng cần được đáp ứng theo quy định của pháp luật hiện hành;

Thời gian phát hành trái phiếu chuyển đổi, các đợt phải cách nhau ít nhất là 06 tháng.

Thẩm quyền doanh nghiệp phát hành

Tùy từng loại hình công ty mà quy định về thẩm quyền phê duyệt hay thẩm quyền chấp thuận phương án đề ra mà quy định khác nhau. Cụ thể:

Đối với Công ty cổ phần

Tại Công ty cổ phần, thẩm quyền phê duyệt được quy định:

Thực hiện theo Điều lệ mà công ty đã đề ra.

Hội đồng quản trị sẽ có thẩm quyền phê duyệt phương án để phát hành trái phiếu ngoại trừ trường hợp Điều lệ của công ty không có quy định khác tuy nhiên sẽ phải báo cáo với Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp gần nhất.

Tuy nhiên Đại hội đồng cổ đông mới có thẩm quyền phê duyệt đối với phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi hay trái phiếu kèm chứng quyền.

phat-hanh-trai-phieu
phat-hanh-trai-phieu

Với Công ty trách nhiệm hữu hạn

Người có thẩm quyền để phê duyệt, phương án phát hành sẽ là Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, được quy định theo Điều lệ công ty.

Đối với Doanh nghiệp Nhà nước

Theo Điều lệ của công ty, người có thẩm quyền sẽ là Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty. Tuy nhiên, cơ quan đại diện chủ sở hữu thông qua theo quy định của pháp luật về phương án phát hành mới được thực hiện.

Như vậy có thể thấy việc doanh nghiệp có ý định phát hành ra thị trường quốc tế hoàn toàn dễ dàng nếu doanh nghiệp nắm bắt được các quy định pháp luật hiện hành đang xoay quanh nó. EPLegal với kinh nghiệm giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến trái phiếu quốc tế cho các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam tự tin có thể hỗ trợ quý khách hàng thực hiện việc phát hành trái phiếu.

Hãy liên hệ với EPLegal ngay tại https://eplegal.vn/ hoặc qua hotline 028.38232.648 để được tư vấn kỹ hơn!

Tài liệu tham khảo:

  1. Luật chứng khoán 2019

  2. Nghị định 163/2018/NĐ-CP

 

CÁC LOẠI THUẾ QUAN TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Để hoạt động kinh doanh thương mại diễn ra trơn tru, các doanh nghiệp cần nắm rõ được các loại thuế quan để tránh ro pháp lý sau này.

Khái quát về các loại thuế quan trong kinh doanh thương mại quốc tế 

Các chính sách kinh doanh thương mại quốc tế ở mỗi thời kỳ các nước sẽ có chính sách khác nhau sao cho có thể tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường đồng thời cũng thực hiện các hoạt động bảo vệ thị trường nội địa để doanh nghiệp trong nước có thể phát triển.

Để thực hiện được việc này, chính phủ cần phải có những phương hướng và sự tính toán thích hợp đến thuế quan.

Thuế quan có ba loại: thuế quan xuất khẩu, thuế quan nhập khẩu và thuế quá cảnh. 

Về thuế xuất khẩu trong kinh doanh thương mại quốc tế

Mức thuế này thường là không, điều này thể hiện chính phủ đang khuyến khích và ưu tiên cho các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xuất khẩu. Trừ một số trường hợp để đảm bảo giá xuất khẩu cũng như hạn chế thất thoát nguồn lực mà chính phủ sẽ đưa ra các hạn ngạch. Ở WTO Việt Nam là thành viên thì không yêu cầu các nước đưa gia cam kết về mức thuế xuất khẩu. 

kinh-doanh-thuong-mai
kinh-doanh-thuong-mai

Thuế quá cảnh

Được định nghĩa là hàng hoá sẽ không nhập và nước đó để sử dụng. Ví dụ như tại Singapore các cảng nước sâu, được biết đến là nơi các tàu lớn từ Ấn Độ Dương sẽ nhập cảng tại đây rồi sẽ chia hàng hoá ra các tàu nhỏ hơn để đi về phía Thái Bình Dương và ngược lại.

Thuế quan nhập khẩu

 Đây là loại thuế quan được áp dụng phổ biến hơn so với các loại còn lại, được chia thành 5 loại chính như sau:

Thuế theo hạn ngạch

Loại thuế này chủ yếu sẽ áp dụng đối với nông sản.

Ví dụ như để góp phần bảo vệ hoạt động sản xuất lúa gạo trong nước mà chính phủ nước ta sẽ yêu cầu các công ty nhập khẩu đăng ký số lượng nhập khẩu trong năm đó. Nếu số lượng đăng ký nhập khẩu nằm trong hạn ngạch thì thuế sẽ thấp, nếu nằm ngoài hạn ngạch mức thuế sẽ cao, có thể lên tới 100%.

Mức hạn ngạch thường được tính bởi công thức:

<Mức hạn ngạch = Tổng nhu cầu trong nước – Tổng năng lực sản xuất của hàng hoá đó trong nước>.

WTO cho phép các thành viên của mình dùng thuế quan hạn ngạch để bảo vệ hàng hóa, nhưng tiến tới sẽ xoá bỏ dần.

Thuế đối kháng

Ngoài khoản thuế nhập khẩu thông thường, có thể phải đóng thêm loại thuế bổ sung này, loại thuế này nhằm mục đích đánh vào hàng hoá nước ngoài được trợ cấp vào nước nhập khẩu.

Lấy ví dụ như Mỹ cho rằng cá basa của Việt Nam đã được trợ cấp từ chính phủ để có được giá rẻ nên Mỹ yêu cầu áp dụng mức thuế này. Tuy nhiên, để áp dụng mức thuế đối kháng, Mỹ phải chứng minh được điều này.

kinh-doanh-thuong-mai
kinh-doanh-thuong-mai

Thuế chống bán phá giá

Cũng là một loại thuế bổ sung ngoài thuế nhập khẩu thông thường, loại thuế này sẽ do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu ban hành nhằm đánh vào hàng hoá nước ngoài bị bán phá giá để loại bỏ những thiệt hại của việc hàng nhập khẩu bán phá giá.

Thuế thời vụ

Loại thuế này sẽ được áp dụng tại những thời kỳ nhất định trong năm.

Ví dụ như một loại hàng hoá nào đó được sản xuất trong nước không đã ứng được nhu cầu trong một giai đoạn nào đó thì chính phủ sẽ thực hiện giảm thuế nhập khẩu của hàng hoá đó nhằm đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và ngược lại.

Thuế leo thang

Là việc đánh thuế quan theo mức tăng dần trong một dãy hàng hoá có liên quan đến nhau.

Ví dụ như nguyên liệu thô được đánh thuế 0%, sản phẩm sơ chế có mức thuế 3%, bán thành phẩm chịu thuế 7% và các loại đã chế biến, đóng gói thương phẩm sẽ phải chịu thuế là 10%.

Như vậy, trên đây EPLegal đã gửi tới các bạn những loại thuế đặc biệt phải chú ý khi tham gia thị trường thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp phải nắm rõ được các kiến thức, các điều ước của các tổ chức mà Việt Nam là thành viên để tránh những rủi ro khi tham gia hoạt động này.

Hãy liên hệ với EPLegal để được tư vấn và hỗ trợ, EPLegal cam kết sẽ đồng hành pháp lý cùng doanh nghiệp từ đội ngũ luật sư uy tín, có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý trong kinh doanh thương mại quốc tế cam kết sẽ làm cho quý khách hàng an tâm thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế này. Chi tiết liên hệ qua website https://eplegal.vn/ hoặc hotline 028.38232.648.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Hiệp định chung 202/WTO/VB về Thuế quan và Thương mại

CHÀO MỪNG QUỐC KHÁNH 2/9

Hòa chung không khí vui tươi, hồ hởi cả nước chào mừng Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam ngày 2/9, EPLegal xin cảm ơn Quý khách hàng, Quý đối tác đã đồng hành và tin tưởng hợp tác với chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và nhiệt huyết EPLegal đã không ngừng cố gắng, nỗ lực để đem đến cho Qúy khách hàng sự hài lòng với chất lượng dịch vụ tốt nhất, điều này không thể có được nếu thiếu đi sự đồng hành từ Quý đối tác trong việc giải quyết các tranh chấp pháp lý.

Với lòng tự hào dân tộc hướng về ngày Quốc khánh 2/9, cùng với cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý một cách nhiệt tình và đáng tin cậy để giúp khách hàng phòng tránh các rủi ro pháp lý nhỏ nhất, EPLegal chắc chắn vẫn luôn là điểm đến tạo dựng thành công cùng Quý đối tác.

Kính chúc Quý khách hàng, Quý đối tác có khoảng thời gian nghỉ lễ vui vẻ, ấm áp bên gia đình, người thân và gặt hái được những thành công vang dội phía trước.

Cũng trong thời điểm dịch bệnh còn phức tạp như hiện nay, mong rằng Quý khách hàng, Quý đối tác luôn chú ý, đảm bảo giữ gìn sức khỏe chính mình!

Trong thời gian nghỉ Lễ, mọi yêu cầu hỗ trợ Quý khách hàng, Quý đối tác vui lòng liên hệ qua hotline: +84-28.38232.648

EPLegal sở hữu các luật sư và chuyên gia tư vấn có trình độ cao với kinh nghiệm thường xuyên từ 10-20 năm trong các lĩnh vực pháp lý và liên quan đến hợp đồng. Sự kết hợp giữa chuyên môn của Việt Nam và kiến ​​thức quốc tế làm cho EPLegal trở thành sự lựa chọn dịch vụ Pháp lý hoàn hảo cho các dự án nơi có các diễn đàn hoặc khu vực pháp lý xung đột thực tế hoặc tiềm ẩn về tài sản, giao dịch hoặc mối quan hệ giữa các bên. Trong khi đảm bảo pháp luật Việt Nam luôn tuân thủ các giao dịch này, chúng tôi cũng có thể tư vấn hiệu quả nhất; hoặc diễn đàn thuận tiện để lựa chọn cho từng loại quan hệ quan hệ và cấu trúc hiệu quả nhất.

Xin chân thành cảm ơn!

Posted in Chưa phân loại