KHỦNG HOẢNG XĂNG DẦU TẠI ANH CÓ LÀM NƯỚC ANH HỖN LOẠN?

Suốt những tháng gần đây Anh Quốc đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng xăng dầu. Từ nhiều lý do khác nhau mà đòi hỏi nước này cần có những chính sách, biện pháp ứng phó kịp thời để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng này. Cuộc khủng hoảng xăng dầu, khí đốt,…như một hồi chuông cảnh báo về nguy cơ khủng hoảng xã hội mà Anh Quốc cần đặc biệt chú ý.

Khủng hoảng xăng dầu – nguyên nhân từ đâu?

Cuộc khủng hoảng được cho biết đã xảy ra từ đầu tháng 9 vừa qua. Điển hình kể đến là việc giá dầu thô tăng lên tới 23 bảng Anh/thùng. Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ tài liệu mật của Công ty BP khi đệ trình lên Chính phủ. Tài liệu bị rò rỉ để cập đến tình trạng thiếu hụt xăng dầu tại miền Tây của nước Anh. Tin tức này nhanh chóng lan ra và gây hỗn loạn để người dân nước này trong những ngày vừa qua.

Theo thống kê cho thấy, gần một nửa trong tổng số các trạm xăng dầu ở Anh đã cạn kiệt.  Nhu cầu về nguồn nhiên liệu tăng đột biến gấp 5 lần. Điều này đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc thông thương hàng hoá, lực lượng cấp cứu và cứu hộ tại đây. Chính tâm lý khủng hoảng, bất an đã khiến công dân tại nước này đổ nhầm vào xe số nhiên liệu tăng gấp 5 lần với thường lệ.

Thêm vào đó, là đại dịch Covid-19 và việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu. Nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng này là khi Brexit đã quay trở lại đất nước của họ. Hành động này đã gây thiếu hụt về tài xế HGV nhằm đảm bảo duy trì các hoạt động bình thường ở Anh. Việc cấp phép cho tài tài xế HGV cũng vì các yêu cầu nghiêm ngặt về y tế mà cũng trở nên chậm chạp. Điều này gây liên đới tới chuỗi cung ứng xăng dầu.

Giá dầu tăng cao cũng chính là nguy cơ có thể khiến các ngành khác rơi vào khủng hoảng.

Cuộc khủng hoảng được cho biết đã xảy ra từ đầu tháng 9 vừa qua
Cuộc khủng hoảng được cho biết đã xảy ra từ đầu tháng 9 vừa qua

Biện pháp nào để thay đổi tình hình tại Anh?

Anh Quốc được biết đến là nước sản xuất xăng dầu, sở hữu nhiều nhà máy lọc dầu trên thế giới. Ngoài ra còn là quốc gia xuất khẩu xăng dầu sang nhiều nước khác. Việc khủng hoảng xăng dầu không xuất phát từ việc thiếu hụt nhiên liệu. Có thể thấy đây là việc bắt nguồn từ việc vận chuyển, chính sách của Anh. Chính phủ cần dỡ bỏ một số rào cản pháp lý. Cho phép các hãng cung cấp xăng dầu cho các trạm khác thuộc hãng đối thủ; từ đỏ bỏ quy định về chống cạnh tranh. Dựa trên điều kiện cung cấp nhiên liệu cũng như có vị trí gần các trạm xăng đang thiếu. Các hãng có thể cung cấp xăng dầu và thực hiện thu tiền luôn.

Tiếp theo, nước Anh cần tuyển dụng khẩn cấp tránh tình trạng thiếu tài xế. Hệ thống visa hiện nay vẫn cho phép những người là công dân Châu Âu lái xe tải sang Anh một cách dễ dàng và tự do. Khác với trước đây là thủ tục chỉ cần thêm hồ sơ.

Ngoài ra, chính phủ cũng cần phải thông qua các thông tin đại chúng, phương tiện truyền thông. Điều này nhằm trấn an công dân nước mình. Công dân hạn chế tích trữ và giảm bớt việc tiêu thụ xăng dầu quá tải trong thời gian qua.

Cuộc khủng hoảng lần này cũng sẽ khiến chính phủ nước này cần cân nhắc, quyết tâm. Chuyển đổi từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch như hiện nay chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng tái sinh bền vững.

"<yoastmark

Tác động tới xăng dầu Việt Nam

Việc khủng hoảng xăng dầu tại Anh là một cú hích lớn tác động lên toàn thế giới. Giá xăng dầu tại Việt Nam đã có lần tăng thứ 3 liên tiếp. Hiện tại giá xăng đang ở mức cao nhất trong 7 năm qua. Hiện tại, việc tăng giá này còn có thể diễn ra nữa khi các quốc gia đang dần mở cửa và tái sản xuất các hoạt động kinh doanh, du lịch.

Đối mặt với tình hình này, có những ý kiến cho rằng muốn giảm giá xăng dầu lại, hay hạn chế việc tăng giá. Cụ thể, nhà nước cần xem xét đến việc giảm các loại thuế phí. Đầu tuần qua, Vụ Thị trường cũng đã có công văn gửi đến các đầu mối kinh doanh xăng dầu. Nhằm cân đối nguồn cung xăng dầu cho thị trường nội địa. Đảm bảo các nguồn cung cấp không bị gián đoạn và gây hoang mang tới người dân trong thời gian sắp tới.

Nhà nước cần có các biện pháp kịp thời để tránh gây ra tình trạng khủng hoảng. Việc này từ bài học kinh nghiệm của Anh Quốc trong thời gian vừa qua.

Việc khủng hoảng xăng dầu tại Anh là một cú hích lớn tác động lên toàn thế giới
Việc khủng hoảng xăng dầu tại Anh là một cú hích lớn tác động lên toàn thế giới

Kết luận

Như vậy, việc những chính sách của một đất nước có vai trò rất quan trọng đặc biệt là trong thời kỳ Covid-19. Việc khủng hoảng xăng dầu sẽ kéo theo rất nhiều hệ luỵ. Nếu có bất kỳ vướng mắc hay cần được hỗ trợ, hãy liên hệ với EP Legal. Chúng tôi với phương châm đặt lợi ích của quý khách hàng lên hàng đầu. Chúng tôi sẽ giải quyết các vướng mắc của quý khách hàng một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất.

Posted in Chưa phân loại

TOÀN THẾ GIỚI ĐỐI MẶT VỚI KHỦNG HOẢNG NĂNG LƯỢNG

Cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng tồi tệ hơn là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế thế giới trong đại dịch COVID-19. Giá xăng dầu tăng mạnh, giá than cũng tăng và chưa có dấu hiện ngừng lại. Cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở khắp nơi từ châu Âu, châu Á tới Nam Mỹ. Đây được dự báo chính là nguy cơ tiềm ẩn, đe dọa sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng năng lượng “chưa từng có”

Dấu hiệu cho cuộc khủng hoảng này rõ nét nhất tại châu Á chính là Trung Quốc. Đất nước này đã phải thực hiện cắt điện luân phiên. Tình trạng cũng không khá hơn khi Ấn Độ đang ráo riết tìm kiếm nguồn than.

Tại châu Âu, giá khí đốt thiên nhiên đã lên tới 230 USD/thùng. Giá khí đốt được cho biết đã tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Đông Á, khí đốt thiên nhiên cũng tăng giá lên đến 85% kể từ đầu tháng 9. Mức giá này vẫn được nhận định là thấp hơn so với Mỹ. Được biết tại Mỹ giá khí đốt thiên nhiên đã tăng 47% từ đầu tháng 8.

Các chuyên gia nhận định: “Hiện tượng giá năng lượng tại châu Âu tăng vọt như hiện nay rất đặc biệt. Từ trước đến giờ, chưa từng có tiền lệ giá năng lượng tăng cao và nhanh như vậy.”.

Cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra khi các quốc gia trên thế giới đang trong quá trình phục hồi nền kinh tế. Những lo ngại toàn cầu về nguồn cung ứng năng lượng của thị trường dầu thô, khí đốt tự nhiên, than đá. Dự báo rằng giá dầu sẽ vẫn còn tăng cao, các quốc gia trên thế giới sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng này.

Dấu hiệu cho cuộc khủng hoảng này rõ nét nhất tại châu Á chính là Trung Quốc
Dấu hiệu cho cuộc khủng hoảng này rõ nét nhất tại châu Á chính là Trung Quốc

Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khủng hoảng?

Cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra do thời tiết, khí hậu ngày càng trở nên bất thường; nhu cầu người dân tăng đột biến. Trước thềm mùa đông, các nước hiện đang cần thêm nhiên liệu để sưởi ấm, năng lượng là thứ cần thiết không thể thiếu. Do nhu cầu tăng mạnh và đúng vào thời điểm các nước tại châu Âu cần tích trữ khí đốt để phục vụ cho mùa đông.

Các nguồn năng lượng đang không đáp ứng kịp so với tốc độ phục hồi của nhu cầu. Việc này dẫn tới chi phí, công việc sản xuất hay giá cả cũng đều tăng cao.

Nga – nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn châu lục cũng đang hạn chế cung cấp sang châu Âu. Nga cũng đang có các vấn đề khi lượng khí đốt tồn kho cũng đang ở mức thấp. Việc hạn chế cung ứng nhằm đảm bảo cho việc làm đầy dự trữ khí đốt của nước này.

Tại Anh, tình trạng khan hiếm về dầu xuất phát chủ yếu từ việc thiếu tài xế lái xe chở xăng dầu sau Brexit. Nguyên nhân này cũng đang xảy ra tương tự với các nước tại châu Âu và châu Á.

Cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra do thời tiết, khí hậu ngày càng trở nên bất thường
Cuộc khủng hoảng năng lượng xảy ra do thời tiết, khí hậu ngày càng trở nên bất thường

Nền kinh tế toàn cầu đang bị đe doạ do khủng hoảng năng lượng

Việc xăng dầu tăng giá dẫn đến sự ảnh hưởng cho đại đa số người dân. Khả năng cạnh tranh bị suy yếu và tình trạng lạm phát có thể diễn ra. Vấn đề này đặt ra yêu cầu thế giới cần có sự kiểm soát nó, tranh tác động đến sự phục hồi nền kinh tế sau COVID-19.

Cuộc khủng hoảng vì đại dịch COVID chưa qua đi , thế giới đã phải đối mặt với khủng hoảng khác. Điều này khiến cho “khó khăn chồng chất khó khăn”.

Năng lượng được coi là nguồn cung ứng cho nhiều hoạt động kinh tế khác. Việc tăng giá cũng khiến cho chi phí sản xuất tăng cao (điển hình có thể kể đến ngành thép). Tại Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp đã buộc phải đóng cửa do chi phí sản xuất quá lớn.

Hoá đơn chi phí năng lượng tăng cao cũng kéo theo các hệ luỵ khác. Người tiêu dùng thắt chặt hầu bao cho các hoạt động như vui chơi, mua sắm,…Giá thiết nếu các doanh nghiệp phải giảm hoạt động để tiết kiệm điện thì nền kinh tế chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tại châu Á, các nước đang phải chi trả nhiều tiền cho việc tìm kiếm các giải pháp thay thế cho khí đốt tự nhiên.

Tình trạng thiếu hụt về năng lượng chính là lời cảnh tỉnh cho thế giới. Thế giới vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc ổn định cũng như phát triển bền vững về năng lượng.

Việc xăng dầu tăng giá dẫn đến sự ảnh hưởng cho đại đa số người dân
Việc xăng dầu tăng giá dẫn đến sự ảnh hưởng cho đại đa số người dân

Kết luận

Như vậy, cuộc khủng hoảng năng lượng đòi hỏi công dân cần có sự tìm hiểu rõ ràng. Bài viết về tình hình khủng hoảng năng lượng tại các khu vực trong điểm trên thế giới. EPLegal Việt Nam cảm ơn bạn đã lắng đọc!

Posted in Chưa phân loại

NGÀY 10-10: NGÀY TRUYỀN THỐNG LUẬT SƯ VIỆT NAM

 Lý tưởng cao cả của loài người là độc lập, tự do. Lý tưởng ấy được khẳng định trong tư tưởng Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Bởi có mối quan tâm đặc biệt đến quyền tự do, trong đó có quyền bào chữa của bị can, bị cáo nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL ngày 10-10-1945 quy định cho duy trì các tổ chức đoàn thể Luật sư. Điều này có nghĩa là Người đã đánh giá cao quyền bào chữa, nghề Luật sư và vận dụng nó phù hợp trong điều kiện của Cách mạng Việt Nam.

 Sắc lệnh 46/SL ngày 10-10-1945 đã trở thành một cột mốc quan trọng trong việc hình thành khái niệm quyền bào chữa và nghề Luật sư trong chế độ cách mạng. Như vậy, quyền bào chữa đã chính thức trở thành một nguyên tắc hiến định trong lĩnh vực tư pháp. Nguyên tắc ấy đã khẳng định vị trí, vai trò của ngành Luật sư trong xã hội dân chủ pháp quyền với tính chất là người bảo vệ, trợ giúp pháp lý cho nhân dân.

 Ở Việt Nam, quyền bào chữa của công dân và vai trò của Luật sư ngày càng được nâng cao. Đội ngũ luật sư Việt Nam ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của cách mạng Việt Nam, lực lượng Luật sư không ngừng lớn mạnh về số lượng cũng như tính chuyên nghiệp trong hoạt động hành nghề. Ngày 14-1-2013, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định (Quyết định số 149/QĐ-TTg) lấy ngày 10-10 hàng năm là Ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam, đây mà một cột mốc đáng tự hào của ngành Luật sư nói riêng và của nhân dân ta nói chung.

Nghề Luật sư tôi đó, nghề tôi hát trong tim. 

Vì chân lý kiếm tìm dâng niềm vui cho người

Nghề Luật sư gian khó, nghề day dứt trong tim, 

Vì công lý, công bằng mang niềm tin cho đời! 

Hôm nay, Nhân kỷ niệm 76 năm ngày truyền thống Luật sư Việt Nam (10/10/1945 – 10/10/2021). EPLegal xin gửi đến tất cả Liên đoàn Luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề Luật sư, các Luật sư, người tập sự hành nghề Luật sư – những người đã và đang có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước, bảo vệ sự công minh của hệ thống pháp luật Việt Nam và phát triển nghề Luật sư trên cả nước những lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công nhất. 

Chúc đội ngũ Luật sư sẽ ngày càng phát triển vững mạnh về chất lượng, luôn phát huy truyền thống đoàn kết chung sức xây dựng ngành Luật sư phát triển ngày một vững mạnh, tạo lập niềm tin với Đảng, Nhà nước và nhân dân, góp phần xây dựng hình ảnh, địa vị pháp lý của Luật sư và nghề Luật sư. Luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao phó, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của những người yếu thế.

 Đội ngũ Luật sư và chuyên gia tư vấn của EPLegal có kiến thức chuyên sâu về luật pháp Việt Nam nhờ nền tảng học vấn và kinh nghiệm làm việc nhiều năm tại các công ty luật quốc tế, môi trường pháp chế – hợp đồng và giải quyết các vấn đề lợi ích thương mại.

 Chúng tôi ở đây để hỗ trợ dịch vụ pháp lý một cách nhiệt tình và đáng tin cậy, giúp khách hàng phòng tránh các rủi ro pháp lý nhỏ nhất.

—————————-

EPLEGAL VIỆT NAM 

Phone: +84-28-38232648

Email: info@eplegal.com

Trụ sở chính: Phòng 501, Tòa nhà Phuong Tower, 31C Lý Tự Trọng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Posted in Chưa phân loại

EPLegal tiếp tục được xếp hạng cao trong Hồ sơ Asialaw 2022 và Luật sư hàng đầu Asialaw 2022

EPLegal tiếp tục được xếp hạng cao trong Hồ sơ Asialaw 2022 và Luật sư hàng đầu Asialaw 2022

Chúng tôi vui mừng chia sẻ thông tin mới nhất về giải thưởng của EPLegal vừa mới đạt được. EPLegal một lần nữa được công nhận là Công ty Luật được xếp hàng cao trong lĩnh vực thực hành Năng lượng trong Hồ sơ Asialaw 2022. Công ty của chúng tôi được vinh danh trong danh sách các Công ty Luật được khuyến nghị sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực Giải quyết Tranh chấp và Ngân hàng & Tài chính trong năm nay.

Trong sự kiện này, nhà sáng lập công ty EPLegal, Ông Tony Nguyen đã được vinh danh là một “Học viên Xuất sắc về Giải quyết Tranh chấp và Năng lượng tại Các Luật sư Hàng đầu Châu Á năm 2022”.

Để đạt được kết quả này, chúng tôi muốn xin bày tỏ lòng biết ơn gửi tới các Đối tác và Khách hàng của EPLegal vì tất cả những hỗ trợ, giúp đỡ khi làm việc với các đội nhóm của EPLegal trong thời gian vừa qua.

tham khảo thêm thông tin về giải thưởng của eplegal tại asialaw

Bảng xếp hạng của EPLegal trong hồ sơ Asialaw 2022.
Vinh danh một số lĩnh vựa EPLegal chiếm thứ hạng được khuyến nghị sử dụng  dịch vụ.

[button text=”EPLegal được xếp hạng cao 2022″ link=”https://www.asialaw.com/Firm/eplegal-vietnam/Profile/1523#profile”]

[button text=”EPLegal được đánh giá cao trong nhiều lĩnh vực” link=”https://www.asialaw.com/Jurisdiction/Vietnam/Rankings/455#rankings”]

Posted in Chưa phân loại