BẮT GIỮ TÀU BIỂN ĐƯỢC THỰC HIỆN KHI NÀO?

Khi hoạt động tại vùng biển Việt Nam, việc xác định yêu cầu bắt giữ tàu biển được thực hiện khi nào là rất cần thiết để bảo vệ được lợi ích của chính mình.

Khái niệm về bắt giữ tàu biển

Bắt giữ tàu biển có tên tiếng Anh là Ship Arrest, đây được coi là một thủ tục được quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam nhằm áp dụng lệnh bắt giữ; không cho phép di chuyển đối với tàu biển hoạt động theo quy định của pháp luật.

Bộ Luật Hàng hải Việt Nam 2015 cũng đã quy định rõ về khái niệm này, cụ thể đây được coi là một quy định nhằm đảm bảo không cho phép tàu biển đó di chuyển; hạn chế di chuyển của tàu biển từ Toà án để giải quyết các khiếu nại về hàng hải, áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, thi hành án dân sự hay để thực hiện tương trợ tư pháp.

bat-giu-tau-bien
bat-giu-tau-bien

Điều kiện thực hiện bắt giữ

Tại Khoản 2 Điều 131 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 đã quy định các trường hợp để áp dụng biện pháp tạm thời bắt giữ như sau:

  Tàu biển sẽ bị yêu cầu bắt giữ để đảm bảo cho việc giải quyết khiếu nại về hàng hải mà người yêu cầu bắt giữ đã khởi kiện vụ án dân sự này tại Toà án;

  Chủ tàu là người có nghĩa vụ liên quan về tài sản trong vụ án đang được giải quyết và hiện tại vẫn là chủ tàu tại thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp này;

  Cá nhân là người thuê tàu trần, thuê tàu định hạn, thuê tàu chuyến hoặc là người khai thác tàu có nghĩa vụ về tài sản trong một vụ án dân sự dẫn đến từ khiếu nại hàng hải theo quy định tại Bộ luật hàng hải Việt Nam và vẫn đang là người thuê tàu trần, thuê tàu định hạn, thuê tàu chuyến, người khai thác hoặc có thể là chủ tàu tại thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp này;

  Vụ án phát sinh và đang được giải quyết tranh chấp dựa trên cơ sở của việc thế chấp tàu biển đó;

  Trong vụ án mà việc giải quyết tranh chấp có liên quan đến quyền sở hữu hoặc quyền chiếm giữ tàu biển đó. 

bat-giu-tau-bien
bat-giu-tau-bien

Ai chịu trách nhiệm trong trường hợp yêu cầu bắt giữ không đúng?

  Nếu việc yêu cầu bắt giữ không đúng và gây ra thiệt hại cho người bị yêu cầu thì người yêu cầu sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật cũng như phải bồi thường thiệt hại cho người bị yêu cầu.

  Các bên có thể tự thoả thuận với nhau về việc giải quyết hậu quả sau khi yêu cầu bị cho là sai. Nếu các bên không thể thỏa thuận để giải quyết và xảy ra tranh chấp thì có thể yêu cầu Tòa án hay Trọng tài giải quyết theo quy định của pháp luật.

  Trường hợp Tòa án ra quyết định bắt giữ sai, không đúng lý do hoặc không đúng tàu và gây ra thiệt hại thì Tòa án sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Bộ luật hàng hải Việt Nam.

Như vậy, việc hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan khi tham gia hoạt động tại vùng biển Việt Nam là hết sức cần thiết. Nó không chỉ giúp quý khách hàng tránh khỏi các rủi ro mà còn giúp bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia, giúp cho hoạt động diễn ra dễ dàng hơn. Nhằm đáp ứng được những điều trên mà EPLegal đã được thành lập, với đội ngũ các thành viên chủ chốt là những người có kiến thức vững chắc về hoạt động hàng hải và cả những vấn đề khác có liên quan giúp quý khách hàng của EPLegal có thể hiện tâm thực hiện hoạt động kinh doanh của mình.

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ luật tố tụng Dân sự 2015.

  2. Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015.

THUÊ, CHO THUÊ TÀU BAY TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CẦN LƯU Ý GÌ?

Dịch vụ thuê, cho thuê tàu bay ngày càng đang được xem là một hoạt động kinh tế đầy tiềm năng do những lợi ích mà nó mang lại.

Các hình thức thuê, cho thuê tàu bay theo quy định của pháp luật

Tổ chức và cá nhân Việt Nam được phép sử dụng tàu bay để thực hiện mục đích vận chuyển hàng không cũng như các hoạt động hàng không dân dụng khác theo quy định của pháp luật.

Tại Khoản 2 Điều 35 của Luật hàng không dân dụng có quy định cụ thể về các hình thức cụ thể như sau:

a) Thuê, cho thuê tàu bay có tổ bay;

Trong trường hợp này, tàu bay sẽ được khai thác theo Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay của bên cung cấp dịch vụ đưa ra. Bên cho thuê sẽ có trách nhiệm đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn về bảo dưỡng, khai thác.

b) Trường hợp thuê, cho thuê tàu bay không tổ bay;

Trường hợp này cũng bao gồm các quy định tương tự như có tổ bay. Tuy nhiên, cần lưu ý thêm khi tổ chức, cá nhân sử dụng loại không có tổ bay của nước ngoài thì khi phát sinh những yêu cầu đặc biệt của bên thuê về các vấn đề như phương tiện, thiết bị tàu bay, thiết bị liên lạc và dẫn đường thì cần phải có sự đồng ý của Bộ Giao thông vận tải.

Hợp đồng về việc thuê, cho thuê phải được thể hiện dưới hình thức văn bản.

cho-thue-tau-bay
cho-thue-tau-bay

Các yêu cầu về dịch vụ

Các cá nhân, tổ chức phải đáp ứng những yêu cầu sau đây:

  Phải khai thác, kiểm soát đồng thời chịu trách nhiệm đối với các quyền mà vận chuyển hàng không được cấp.

  Tổ chức, cá nhân không được phép cho bất kỳ người nào kể cả trực tiếp hay gián tiếp hưởng lợi từ việc sử dụng quyền vận chuyển hàng không ngoại trừ thỏa thuận về giá thuê theo thời gian khai thác hoặc thuê bao cùng các chi phí khác có liên quan trực tiếp.

  Trước khi đưa tàu bay vào hoạt động khai thác, tổ chức, cá nhân sẽ có trách nhiệm thông báo cũng như cung cấp cho Cục Hàng không Việt Nam về các giấy tờ liên quan trong trường hợp tạm nhập tái xuất tàu bay cho hoạt động thuê tàu bay và tạm xuất tái nhập tàu bay của cơ quan Hải quan.

  Tàu bay được thuê với thời hạn không quá 07 ngày liên tục thì tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc bên cho thuê có Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay phù hợp cho Cục Hàng không Việt Nam theo quy định của pháp luật.

  Đối với các trường hợp vi phạm của các bên khi tham gia thực hiện hoạt động thuê, cho thuê tàu bay; hành vi chấm dứt thời hạn hoặc gia hạn về hiệu lực thuê, cho thuê; thời gian thực tế mà tàu bay ra khỏi Việt Nam hay đưa tàu bay trở về Việt Nam để Cục Hàng không Việt Nam có thể thực hiện kiểm tra và giám sát.

cho-thue-tau-bay
cho-thue-tau-bay

Chuyển giao nghĩa vụ

Trong trường hợp hoạt động này diễn ra giữa hai chủ thể là tổ chức, cá nhân Việt Nam với tổ chức, cá nhân tại nước ngoài thì Bộ giao thông vận tải sẽ cần phải thoả thuận với cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà đăng ký quốc tịch tàu bay hoặc khai thác tàu bay có liên quan để thực hiện việc tiếp nhận hoặc chuyển giao nghĩa vụ của quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay sao cho phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Như vậy, khi tham gia vào hoạt động thuê, cho thuê tàu bay các cá nhân, tổ chức cần đặc biệt lưu ý lĩnh vực pháp lý xoay quanh nó để có thể tránh được những rủi ro không đáng có. Hãy liên hệ với EPLegal nếu có bất kỳ thắc gì hoặc cần được tư vấn qua website https://eplegal.vn/ hoặc hotline 028.38232.648, EPLegal luôn mong muốn trở thành người bạn đồng hành pháp lý tin cậy của quý khách hàng.

Tài liệu tham khảo

  1. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 sửa đổi bổ sung 2014

  2. Thông tư 81/2014/TT-BGTVT

EPLEGAL GIỚI THIỆU BẢN TIN TUẦN SỐ 4

EPLegal – Defining the legal edge xin giới thiệu tới các cá nhân, tổ chức có quan tâm về lĩnh vực Luật – Năng lượng về bản tin tuần số thứ 4 sẽ lên sóng ngày 06/09/2021.

Thông tin lên sóng của bản tin

Bản tin được lên sóng định kỳ thứ 2 hàng tuần, theo hình thức phát sóng trực tuyến với thời lượng 15 phút mỗi số. Thời gian lên sóng là 08:00 sáng ngày 06/09 trên fanpage và kênh youtube của EPLegal.

Theo đó, bản tin tuần: Luật – Năng lượng của EPLegal sẽ cung cấp các thông tin mới nhất về lĩnh vực năng lượng không chỉ ở Việt Nam mà còn phạm vi Thế giới…  nhằm hướng đến mục tiêu kết nối và phát huy sức mạnh cộng đồng; từ đó xây dựng hệ sinh thái cung cấp tri thức Luật một cách chuẩn xác và kịp thời.

ban-tin-tuan
EPLegal – Defining the legal edge xin giới thiệu tới các cá nhân, tổ chức có quan tâm về lĩnh vực Luật – Năng lượng về bản tin tuần

Nội dung điểm tin số thứ 4

Trong suốt 3 tuần phát hành các bản tin trước đó, EPLegal VN đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các vị khán giả, đây đều là những động lực rất lớn để chúng tôi phát hành bản tin số thứ 4 này!
Trong tuần này, EPLegal sẽ giới thiệu cho bà con những tin tức đáng chú ý sau:

Tin 2: Campuchia cùng tham vọng xuất khẩu dầu khí đang dần bị đánh mất và tranh chấp về quyền sở hữu với KrisEnergy.

Tin 3: Tổng thống Joe Biden từng bước thực hiện đấu giá khoan dầu khí.

Tin 4: Union cáo buộc DAA về hành động liên tục bỏ dở các tranh chấp.

Tin 5: WTO xem xét tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc về hạn ngạch nhập khẩu ngũ cốc.

Tin 6: Các vụ kiện liên quan đến Đạo luật Công ty Đầu tư nhắm vào ngành SPAC và ý kiến của các chuyên gia.

Tin 7: Việt – Mỹ ủng hộ giải quyết mọi tranh chấp Biển Đông hòa bình, đúng luật thúc đẩy phát triển lĩnh vực Năng lượng.

ban-tin-tuan
EPLegal – Defining the legal edge xin giới thiệu tới các cá nhân, tổ chức có quan tâm về lĩnh vực Luật – Năng lượng về bản tin tuần

Để được nhận thông báo về Bản tin Tuần: Luật – Năng lượng cũng như những thông báo mới nhất về lĩnh vực này, doanh nghiệp hãy gửi email tới địa chỉ: info@eplegal.com hoặc theo dõi tại fanpage: EPLegal – Defining the legal edge

Posted in Chưa phân loại

DOANH NGHIỆP NÀO CÓ TƯ CÁCH PHÁP NHÂN?

Các tổ chức khi tham gia hoạt động kinh doanh cần đặc biệt nắm rõ về tư cách pháp nhân nhằm sử dụng quyền lợi hay lưu ý pháp lý xoay quanh nó.

Khi nào doanh nghiệp có tư cách pháp nhân?

Pháp nhân được coi là một chủ thể pháp lý, có tư cách pháp lý độc lập và có thể tham gia vào các hoạt động theo quy định của pháp luật như kinh tế, chính trị, xã hội,…

Theo quy định tại Điều 75 của Bộ luật Dân sự 2015, tổ chức sẽ được pháp luật thừa nhận là pháp nhân khi có đầy đủ 04 điều kiện sau đây:

  1. Doanh nghiệp được thành lập một cách hợp pháp;
  2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
  3. Pháp nhân có tài sản độc lập, pháp nhân sẽ phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  4. Nhân danh chính mình để tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Như vậy, doanh nghiệp đáp ứng đủ 04 điều kiện trên sẽ hoạt động kinh doanh với tư cách là pháp nhân. Hãy cùng EPLegal tìm hiểu xem, doanh nghiệp nào có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân.

tu-cach-phap-nhan
tu-cach-phap-nhan

Loại hình Công ty TNHH

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, kể từ khi công ty TNHH được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp này sẽ có tư cách pháp nhân.

Công ty TNHH có thể được coi là một ví dụ điển hình, theo đó, công ty sẽ chỉ chịu trách nhiệm các khoản nợ của mình nằm trong phạm vi là số vốn đã góp vào công ty. Tài sản của công ty và tài sản của cá nhân, tổ chức khác có sự tách biệt rõ rệt và công ty TNHH sẽ phải chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.

Đối với công ty cổ phần

Cũng giống như công ty TNHH, Điều 111 của Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định rõ công ty cổ phần kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì sẽ có tư cách pháp nhân.

Tài sản của công ty cổ phần cũng sẽ sở hữu tài sản độc lập với các cá nhân, tổ chức khác. Các cổ đông của công ty sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ hay nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp bằng chính vốn góp mà mình đã góp vào doanh nghiệp đó và tách biệt hoàn toàn với tài sản của cá nhân cổ đông đó. Thêm vào đó, loại hình công ty này cũng sẽ nhân danh chính mình để tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua người đại diện.

tu-cach-phap-nhan
tu-cach-phap-nhan

Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp nhà nước

Đây là loại hình thứ ba được pháp luật về doanh nghiệp công nhận là có tư cách pháp nhân thông qua Điều 88. Cụ thể, doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức là một công ty TNHH hay công ty cổ phần.

Do có tư các pháp nhân mà khi hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tham gia các giao dịch và chịu các trách nhiệm bằng tài sản của chính mình, tài sản của doanh nghiệp này có thể được hình thành từ nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, các khoản hỗ trợ hay tài sản được hình thành trong giá trình doanh nghiệp tham gia sản xuất, kinh doanh,…

Ngoài ra doanh nghiệp cũng hoạt động dựa vào sự điều tiết của nền kinh tế thị trường hay tác động của Luật Cạnh tranh chứ không phụ thuộc vào mệnh lệnh hành chính từ Nhà nước.

Việc có tư cách pháp nhân sẽ mang đến những lợi ích và hạn chế riêng, tổ chức cá nhân khi có ý định thành lập doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ sao cho phù hợp với mục đích kinh doanh của mình mà thông qua đó chọn loại hình kinh doanh phù hợp. EPLegal với kinh nghiệm về doanh nghiệp và mong muốn đưa ra sự lựa chọn có lợi nhất cho khách hàng của mình sẽ hỗ trợ, tư vấn cho quý khách hàng tìm ra loại hình kinh doanh phù hợp.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua website https://eplegal.vn/ hoặc hotline 028.38232.648.

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Luật Dân sự 2015.

  2. Luật Doanh nghiệp 2020.

PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU RA THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ KHÓ HAY DỄ?

Hiện nay, các doanh nghiệp thực hiện phát hành trái phiếu chủ yếu nhằm huy động vốn cũng như các chương trình đầu tư khác.

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu được coi là giấy ghi nhận nợ sẽ quy định nghĩa vụ của công ty mà sau khi được phát hành (người vay tiền) sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bên nắm giữ trái phiếu đó (người cho vay) một khoản tiền được xác định.

Doanh nghiệp hay tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước có thể phát hành, ngoài ra còn có thể là chính quyền. Người mua trái phiếu sẽ có thể là các cá nhân, doanh nghiệp hoặc chính phủ.

Để doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế cần điều kiện gì?

Điều kiện để doanh nghiệp phát hành ra thị trường quốc tế đã được quy định rõ tại Điều 18 Nghị định 163/2018/NĐ-CP, theo đó có thể được chia ra làm hai loại cụ thể:

Trái phiếu không chuyển đổi và trái phiếu không kèm chứng quyền

Loại trái phiếu này được quy định như sau:

Công ty cổ phần hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn đã được thành lập và hoạt động theo khuôn khổ pháp luật Việt Nam có thể phát hành được loại trái phiếu này;

Đáp ứng đầy đủ các điều kiện để phát hành theo quy định tại thị trường phát hành;

Cấp có thẩm quyền sẽ phê duyệt phương án phát hành và đồng ý theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này;

Đáp ứng được các quy định về vấn đề quản lý ngoại hối cũng như các quy định pháp luật về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp;

Đáp ứng được các tỉ lệ về an toàn tài chính, đảm bảo an toàn trong khi thực hiện hoạt động theo các quy định được đề ra trong pháp luật chuyên ngành.

phat-hanh-trai-phieu
phat-hanh-trai-phieu

Trái phiếu chuyển đổi và trái phiếu kèm theo chứng quyền

Đối với trường hợp này, Nghị định đã đưa ra các điều kiện như sau:

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu này là Công ty cổ phần đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã đề ra đối với trường hợp là trái phiếu không chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm chứng quyền;

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài cũng cần được đáp ứng theo quy định của pháp luật hiện hành;

Thời gian phát hành trái phiếu chuyển đổi, các đợt phải cách nhau ít nhất là 06 tháng.

Thẩm quyền doanh nghiệp phát hành

Tùy từng loại hình công ty mà quy định về thẩm quyền phê duyệt hay thẩm quyền chấp thuận phương án đề ra mà quy định khác nhau. Cụ thể:

Đối với Công ty cổ phần

Tại Công ty cổ phần, thẩm quyền phê duyệt được quy định:

Thực hiện theo Điều lệ mà công ty đã đề ra.

Hội đồng quản trị sẽ có thẩm quyền phê duyệt phương án để phát hành trái phiếu ngoại trừ trường hợp Điều lệ của công ty không có quy định khác tuy nhiên sẽ phải báo cáo với Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp gần nhất.

Tuy nhiên Đại hội đồng cổ đông mới có thẩm quyền phê duyệt đối với phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi hay trái phiếu kèm chứng quyền.

phat-hanh-trai-phieu
phat-hanh-trai-phieu

Với Công ty trách nhiệm hữu hạn

Người có thẩm quyền để phê duyệt, phương án phát hành sẽ là Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty, được quy định theo Điều lệ công ty.

Đối với Doanh nghiệp Nhà nước

Theo Điều lệ của công ty, người có thẩm quyền sẽ là Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty. Tuy nhiên, cơ quan đại diện chủ sở hữu thông qua theo quy định của pháp luật về phương án phát hành mới được thực hiện.

Như vậy có thể thấy việc doanh nghiệp có ý định phát hành ra thị trường quốc tế hoàn toàn dễ dàng nếu doanh nghiệp nắm bắt được các quy định pháp luật hiện hành đang xoay quanh nó. EPLegal với kinh nghiệm giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến trái phiếu quốc tế cho các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam tự tin có thể hỗ trợ quý khách hàng thực hiện việc phát hành trái phiếu.

Hãy liên hệ với EPLegal ngay tại https://eplegal.vn/ hoặc qua hotline 028.38232.648 để được tư vấn kỹ hơn!

Tài liệu tham khảo:

  1. Luật chứng khoán 2019

  2. Nghị định 163/2018/NĐ-CP

 

CÁC LOẠI THUẾ QUAN TRONG KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Để hoạt động kinh doanh thương mại diễn ra trơn tru, các doanh nghiệp cần nắm rõ được các loại thuế quan để tránh ro pháp lý sau này.

Khái quát về các loại thuế quan trong kinh doanh thương mại quốc tế 

Các chính sách kinh doanh thương mại quốc tế ở mỗi thời kỳ các nước sẽ có chính sách khác nhau sao cho có thể tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường đồng thời cũng thực hiện các hoạt động bảo vệ thị trường nội địa để doanh nghiệp trong nước có thể phát triển.

Để thực hiện được việc này, chính phủ cần phải có những phương hướng và sự tính toán thích hợp đến thuế quan.

Thuế quan có ba loại: thuế quan xuất khẩu, thuế quan nhập khẩu và thuế quá cảnh. 

Về thuế xuất khẩu trong kinh doanh thương mại quốc tế

Mức thuế này thường là không, điều này thể hiện chính phủ đang khuyến khích và ưu tiên cho các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xuất khẩu. Trừ một số trường hợp để đảm bảo giá xuất khẩu cũng như hạn chế thất thoát nguồn lực mà chính phủ sẽ đưa ra các hạn ngạch. Ở WTO Việt Nam là thành viên thì không yêu cầu các nước đưa gia cam kết về mức thuế xuất khẩu. 

kinh-doanh-thuong-mai
kinh-doanh-thuong-mai

Thuế quá cảnh

Được định nghĩa là hàng hoá sẽ không nhập và nước đó để sử dụng. Ví dụ như tại Singapore các cảng nước sâu, được biết đến là nơi các tàu lớn từ Ấn Độ Dương sẽ nhập cảng tại đây rồi sẽ chia hàng hoá ra các tàu nhỏ hơn để đi về phía Thái Bình Dương và ngược lại.

Thuế quan nhập khẩu

 Đây là loại thuế quan được áp dụng phổ biến hơn so với các loại còn lại, được chia thành 5 loại chính như sau:

Thuế theo hạn ngạch

Loại thuế này chủ yếu sẽ áp dụng đối với nông sản.

Ví dụ như để góp phần bảo vệ hoạt động sản xuất lúa gạo trong nước mà chính phủ nước ta sẽ yêu cầu các công ty nhập khẩu đăng ký số lượng nhập khẩu trong năm đó. Nếu số lượng đăng ký nhập khẩu nằm trong hạn ngạch thì thuế sẽ thấp, nếu nằm ngoài hạn ngạch mức thuế sẽ cao, có thể lên tới 100%.

Mức hạn ngạch thường được tính bởi công thức:

<Mức hạn ngạch = Tổng nhu cầu trong nước – Tổng năng lực sản xuất của hàng hoá đó trong nước>.

WTO cho phép các thành viên của mình dùng thuế quan hạn ngạch để bảo vệ hàng hóa, nhưng tiến tới sẽ xoá bỏ dần.

Thuế đối kháng

Ngoài khoản thuế nhập khẩu thông thường, có thể phải đóng thêm loại thuế bổ sung này, loại thuế này nhằm mục đích đánh vào hàng hoá nước ngoài được trợ cấp vào nước nhập khẩu.

Lấy ví dụ như Mỹ cho rằng cá basa của Việt Nam đã được trợ cấp từ chính phủ để có được giá rẻ nên Mỹ yêu cầu áp dụng mức thuế này. Tuy nhiên, để áp dụng mức thuế đối kháng, Mỹ phải chứng minh được điều này.

kinh-doanh-thuong-mai
kinh-doanh-thuong-mai

Thuế chống bán phá giá

Cũng là một loại thuế bổ sung ngoài thuế nhập khẩu thông thường, loại thuế này sẽ do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu ban hành nhằm đánh vào hàng hoá nước ngoài bị bán phá giá để loại bỏ những thiệt hại của việc hàng nhập khẩu bán phá giá.

Thuế thời vụ

Loại thuế này sẽ được áp dụng tại những thời kỳ nhất định trong năm.

Ví dụ như một loại hàng hoá nào đó được sản xuất trong nước không đã ứng được nhu cầu trong một giai đoạn nào đó thì chính phủ sẽ thực hiện giảm thuế nhập khẩu của hàng hoá đó nhằm đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và ngược lại.

Thuế leo thang

Là việc đánh thuế quan theo mức tăng dần trong một dãy hàng hoá có liên quan đến nhau.

Ví dụ như nguyên liệu thô được đánh thuế 0%, sản phẩm sơ chế có mức thuế 3%, bán thành phẩm chịu thuế 7% và các loại đã chế biến, đóng gói thương phẩm sẽ phải chịu thuế là 10%.

Như vậy, trên đây EPLegal đã gửi tới các bạn những loại thuế đặc biệt phải chú ý khi tham gia thị trường thương mại quốc tế. Các doanh nghiệp phải nắm rõ được các kiến thức, các điều ước của các tổ chức mà Việt Nam là thành viên để tránh những rủi ro khi tham gia hoạt động này.

Hãy liên hệ với EPLegal để được tư vấn và hỗ trợ, EPLegal cam kết sẽ đồng hành pháp lý cùng doanh nghiệp từ đội ngũ luật sư uy tín, có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý trong kinh doanh thương mại quốc tế cam kết sẽ làm cho quý khách hàng an tâm thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế này. Chi tiết liên hệ qua website https://eplegal.vn/ hoặc hotline 028.38232.648.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Hiệp định chung 202/WTO/VB về Thuế quan và Thương mại

CHÀO MỪNG QUỐC KHÁNH 2/9

Hòa chung không khí vui tươi, hồ hởi cả nước chào mừng Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam ngày 2/9, EPLegal xin cảm ơn Quý khách hàng, Quý đối tác đã đồng hành và tin tưởng hợp tác với chúng tôi trong suốt thời gian qua.

Với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và nhiệt huyết EPLegal đã không ngừng cố gắng, nỗ lực để đem đến cho Qúy khách hàng sự hài lòng với chất lượng dịch vụ tốt nhất, điều này không thể có được nếu thiếu đi sự đồng hành từ Quý đối tác trong việc giải quyết các tranh chấp pháp lý.

Với lòng tự hào dân tộc hướng về ngày Quốc khánh 2/9, cùng với cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý một cách nhiệt tình và đáng tin cậy để giúp khách hàng phòng tránh các rủi ro pháp lý nhỏ nhất, EPLegal chắc chắn vẫn luôn là điểm đến tạo dựng thành công cùng Quý đối tác.

Kính chúc Quý khách hàng, Quý đối tác có khoảng thời gian nghỉ lễ vui vẻ, ấm áp bên gia đình, người thân và gặt hái được những thành công vang dội phía trước.

Cũng trong thời điểm dịch bệnh còn phức tạp như hiện nay, mong rằng Quý khách hàng, Quý đối tác luôn chú ý, đảm bảo giữ gìn sức khỏe chính mình!

Trong thời gian nghỉ Lễ, mọi yêu cầu hỗ trợ Quý khách hàng, Quý đối tác vui lòng liên hệ qua hotline: +84-28.38232.648

EPLegal sở hữu các luật sư và chuyên gia tư vấn có trình độ cao với kinh nghiệm thường xuyên từ 10-20 năm trong các lĩnh vực pháp lý và liên quan đến hợp đồng. Sự kết hợp giữa chuyên môn của Việt Nam và kiến ​​thức quốc tế làm cho EPLegal trở thành sự lựa chọn dịch vụ Pháp lý hoàn hảo cho các dự án nơi có các diễn đàn hoặc khu vực pháp lý xung đột thực tế hoặc tiềm ẩn về tài sản, giao dịch hoặc mối quan hệ giữa các bên. Trong khi đảm bảo pháp luật Việt Nam luôn tuân thủ các giao dịch này, chúng tôi cũng có thể tư vấn hiệu quả nhất; hoặc diễn đàn thuận tiện để lựa chọn cho từng loại quan hệ quan hệ và cấu trúc hiệu quả nhất.

Xin chân thành cảm ơn!

Posted in Chưa phân loại

CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ  

Song song với quá trình hội nhập và phát triển thương mại của thế giới, các vấn đề tranh chấp trong thương mại quốc tế cũng xảy ra ngày càng nhiều.

Trong thị trường thương mại quốc tế, không chỉ các doanh nghiệp mà cả Nhà nước cũng tham gia hoạt động thương mại này. Qua bài viết dưới đây, sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thương mại quốc tế cũng như giúp cho doanh nghiệp và Nhà nước tránh được những rủi ro pháp lý xoay quanh hoạt động này.

Thương mại quốc tế được hiểu là gì?

Nói một cách dễ hiểu, thương mại quốc tế là tổng hợp các hoạt động như trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong quan hệ thương mại quốc tế.

Quan hệ thương mại quốc tế cũng phát sinh giữa nhiều chủ thể khác nhau có thể là giữa các quốc gia, các doanh nghiệp hay các công ty thương mại của các nước với nhau. Đặc biệt, quan hệ quốc tế cũng có thể là sự tham gia của các tổ chức quốc tế như: WTO, UNCITRAL,…

thuong-mai-quoc-te

Tranh chấp phát sinh giữa Nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài

Tranh chấp này sẽ được giải quyết theo pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư và các công ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên.

Tại Việt Nam, tranh chấp này có thể được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên tham gia có thỏa thuận với nhau, cụ thể ở đây là giữa đại diện cơ quan Nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc có thể giải quyết tranh chấp này thông qua Tòa án.

Giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia có thể phát sinh do chính sách thương mại của một thành viên trong WTO đã vi phạm luật của tổ chức này và gây tổn hại đến lợi ích thương mại của các thành viên khác trong tổ chức. Ngoài ra, tranh chấp có thể sẽ phát sinh giữa các thành viên do một thành viên đã áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại đối với hàng hoá nhập khẩu trái với quy định của Hiệp định về các biện pháp tự vệ (ASG), hoặc có thể từ việc giải quyết các vụ kiện chống bán phá giá trái quy định của WTO.

Các tranh chấp nêu trên sẽ được giải quyết theo quy định của Hiệp định về giải quyết tranh chấp (DSU). Tuy nhiên, bên khiếu nại nếu áp dụng quyền trả đũa bằng cách rút lại nhượng bộ thương mại tương đương, đây được coi là hậu quả tồi tệ nhất khi tranh chấp xảy ra.

Như vậy, Việt Nam khi đang là thành viên của WTO cũng sẽ bị ràng buộc bởi các luật lệ mà tổ chức này đưa ra trong các chính sách thương mại cũng như trong việc giải quyết các vấn đề về thương mại quốc tế.

thuong-mai-quoc-te

Nếu các bên không có thoả thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp, thì việc giải quyết tranh chấp bằng Tòa án sẽ là đương nhiên. Khi đó, bên có quyền lợi bị xâm phạm có thể khởi kiện bên kia tại Tòa án của nước mình, tại Tòa án của bên vi phạm hoặc cũng có thể là Toà án của bên thứ ba, tuỳ thuộc Toà án bên thứ ba có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp đó hay không.

Bên cạnh đó, nếu pháp luật tố tụng tại nơi bên bị vi phạm quyền lợi khởi kiện cho phép các bên xác lập thẩm quyền của Tòa án theo thoả thuận thì thỏa thuận này cũng có thể được đưa ra. Tuy nhiên, quyết định của Tòa án theo bên bị vi phạm lựa chọn nếu muốn được thi hành tại nước khác thì phải được nước đó công nhận. Vậy nên bên bị vi phạm lợi ích nên lựa chọn khởi kiện ở nơi mà bản án cũng cần được thi hành.

Trong hoạt động thương mại quốc tế, việc giải quyết tranh chấp cần phải tìm hiểu rõ các quy định kể cả giải quyết bằng Tòa án. Trong mua bán hàng hóa quốc tế, việc quy định các điều khoản để giải quyết khi xảy ra tranh chấp là rất cần thiết. Cũng như các bên cần tìm hiểu rõ những quy định, việc áp dụng các nguồn luật cũng cần được quy định cụ thể.

Để tránh xảy ra những hậu quả không đáng có trong các hoạt động thương mại quốc tế, hãy liên hệ với EPLegal VN để được tư vấn cũng như hỗ trợ tận tình bở đội ngũ các luật sư và nhà tư vấn có trình kinh nghiệm, trình độ tư vấn cao với mong muốn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.

Hãy liên hệ với chúng tôi qua website https://eplegal.vn/ hoặc hotline 028.38232.648.

BIỆN PHÁP NÀO CHO PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI?

Phòng vệ thương mại được hiểu là những biện pháp dùng để ngăn chặn, hạn chế áp dụng với hàng hoá được xuất khẩu từ nước này sang nước khác và được nước nhập khẩu hàng hóa áp dụng.

Phòng vệ thương mại đã được quy định tại nhiều Hiệp định thương mại, có thể kể đến như: Hiệp định GATT 1994, Hiệp định TPP,…

Hiện nay có ba biện pháp phòng vệ thương mại phổ biến:

phong-ve-thuong-mai

Chống bán phá giá để phòng vệ thương mại

Biện pháp này có thể dùng để đối phó với các hành vi bán sản phẩm nhưng với giá thấp nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường và xa hơn là có thể loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.

Một khi hàng hóa bị coi là bán phá giá thì chúng có thể sẽ bị áp đặt các biện pháp để ngăn chặn bán phá giá như: thuế nhằm chống phá giá, thế chấp hoặc đặt cọc, can thiệp hạn chế về định lượng hoặc có thể điều chỉnh mức giá của nhà xuất khẩu từ đó tiêu diệt các nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước nhập khẩu đó. Trong đó, hiện nay phổ biến nhất nhất là biện pháp thuế chống bán phá giá.

Biện pháp chống trợ cấp nhằm phòng vệ thương mại

Đây là một biện pháp được áp dụng dùng để loại bỏ các tác động tiêu cực gây ra cho ngành sản xuất hàng hoá trong nước, thường xuất phát từ các chính sách về trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu.

Về bản chất, cả hai biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp thường được áp dụng để đối phó với những hành vi cạnh tranh được cho là không lành mạnh, không công bằng của hàng hoá nhập khẩu. Trong khi biện pháp chống bán phá giá dùng để đối phó với những hành vi bán hàng hoá với giá thấp nhằm mục đích chiếm lĩnh thị trường và đích xa hơn là loại bỏ dần các đối thủ cạnh tranh của mình thì chống trợ cấp sẽ được áp dụng để ngăn chặn các tác động tiêu cực cũng như áp lực gây ra cho ngành sản xuất trong nước, xuất phát từ chính sách trợ cấp của chính phủ nước xuất khẩu. 

phong-ve-thuong-mai

Biện pháp tự vệ trong phòng vệ thương mại

Đây chính là công cụ bảo vệ ngành sản xuất hàng hoá gần giống hoặc cạnh tranh trực tiếp trong nước. Biện pháp thường chỉ dùng trong trường hợp khẩn cấp nhằm hạn chế tối đa những tác động gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất trong nước do hàng hoá nhập khẩu gia tăng một cách bất thường.

Có thể thấy, biện pháp tự vệ được áp dụng theo một cách khắt khe hơn so với hai biện pháp đã nêu ở trên. Ở hai biện pháp trên, để có thể áp dụng thì yêu cầu cơ quan điều tra phải chứng minh được có xảy ra tình trạng bán phá giá hay trợ cấp. Đồng thời hành động đó đã gây những thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự trong nước thì trái lại, để áp dụng biện pháp tự vệ, cơ quan điều tra cần phải chứng minh được các tình trạng thiệt hại ở mức “nghiêm trọng” mà ngành sản xuất hàng hóa tương tự hay cạnh tranh trực tiếp trong nước đã phải chịu hậu quả do luồng hàng hóa nhập khẩu gia tăng một cách bất thường.

Như vậy, để có thể tránh được những rủi ro pháp lý có thể xảy ra khi thực hiện hoạt động thương mại trong thương mại quốc tế, cần nắm rõ được các biện pháp phổ biến trên. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay cần được hỗ trợ thêm, hãy liên hệ với EPLegal VN để được giải đáp và hỗ trợ tận tình nhất từ đội ngũ luật sư có kinh nghiệm trong các hoạt động thương mại quốc tế.

Chi tiết liên hệ: website https://eplegal.vn/ hoặc hotline 028.38232.648.

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP CÓ CHỨC NĂNG GÌ?

Văn phòng đại diện được hiểu là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp, là đại diện uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp đó đồng thời bảo vệ lợi ích đó.

Qua bài viết dưới đây, EPLegal VN xin phép được giới thiệu tới các bạn những chức năng hoạt động khi doanh nghiệp lựa chọn hình thức này.

Đối với văn phòng đại diện trong nước

Văn phòng đại diện không có quyền được trực tiếp thực hiện các hoạt động sinh lời khác, đồng thời cũng không có quyền nhân danh chính mình để thực hiện ký kết các hoạt động riêng.

Doanh nghiệp sẽ phải chịu các nghĩa vụ tài chính mà phát sinh từ các hoạt động của văn phòng đại diện. Do vậy, việc hạch toán của ó cũng sẽ phụ thuộc vào doanh nghiệp.

Các cá nhân, tổ chức khi tham gia ký kết hợp đồng với văn phòng đại diện cần lưu ý yêu cầu bên cơ sở này xuất trình giấy tờ uỷ quyền hợp pháp từ doanh nghiệp. Cần nắm rõ nội dung của giấy uỷ quyền để tránh gây ra tranh chấp cũng như rủi ro pháp lý.

van-phong-dai-dien

Mô hình này thường có 10 chức năng chính, các chức năng này chỉ thay mặt doanh nghiệp về mặt tài chính. Cụ thể như sau:

  • Thực hiện các công việc để phát triển các ngành nghề kinh doanh (các ngành nghề này phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động trên địa bàn phải đảm bảo quy định của pháp luật).
  • Thực hiện các công việc về báo cáo với cơ quan chức năng tại địa phương đó theo đúng quy định.
  • Tuỳ từng doanh nghiệp mà văn phòng đại diện phải thực hiện báo cáo định kỳ về tài chính gửi cho trụ sở chính.
  • Báo cáo về kết quả hoạt động kinh doanh, tăng trưởng và các chiến lược phát triển hàng năm.
  • Tổ chức thực hiện công việc hạch toán kinh tế theo nguyên tắc hạch toán độc lập.
  • Có trách nhiệm xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý của cơ sở theo định hướng của Hội đồng quản trị đề ra.
  • Phối hợp với trụ sở chính cũng như cơ sở và các chi nhánh khác trong hoạt động khai thác khách hàng và điều động nhân viên.
  • Cơ sở phải đảm bảo quản lý tốt về các mặt kinh doanh của mình.
  • Dựa trên văn bản pháp quy của doanh nghiệp, cơ sở cần soạn thảo văn bản pháp quy nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý của cơ sở.
  • Có trách nhiệm đảm bảo đời sống cả về tinh thần lẫn vật chất cho cán bộ nhân viên của mình.

van-phong-dai-dien

Đối với văn phòng thuộc sở hữu của thương nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam

Văn phòng đại diện này sẽ không có chức năng kinh doanh.

Được hiểu đơn giản là đơn vị phụ thuộc của Thương nhân nước ngoài, có chức năng liên lạc, tìm hiểu về thị trường tại đất nước đó, có nhiệm vụ xúc tiến cũng như thúc đẩy cơ hội để đầu tư kinh doanh của thương nhân sở hữu Văn phòng đại diện đó, tuy nhiên không bao gồm ngành mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó quy định tại văn bản pháp luật chuyên ngành.

Văn phòng cần gửi báo cáo theo mẫu có sẵn của Bộ Công Thương về các hoạt động của văn phòng trong năm trước đó.

Ngoài ra, nó còn có nhiệm vụ báo cáo, cung cấp các tài liệu hay giải trình các vấn đề liên quan đến hoạt động của văn phòng khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có yêu cầu.

EPLegal VN mong rằng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn. Để hiểu rõ hơn hoặc cần được tư vấn hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi, với những luật sư có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực, cam kết đảm bảo quyền lợi cũng như lợi ích của khách hàng.

Liên hệ với EPLegal VN qua website https://eplegal.vn/ hoặc hotline 028.38232.648.

 

Tài liệu tham khảo

  1. Luật Doanh nghiệp 2020

  2. Nghị định 07/2016/NĐ-CP.