HOẠT ĐỘNG M&A XUYÊN QUỐC GIA VÀ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN QUAN TÂM

Nhằm hội nhập với nền kinh tế trên thế giới, hoạt động mua bán và sáp nhập xuyên quốc gia hay còn được gọi là hoạt động M&A tại nước ta ngày càng trở nên phổ biến.

Hoạt động M&A xuyên quốc gia là gì?

M&A là viết tắt tiếng anh của Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). Hiểu nôm na, M&A là hoạt động thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp nhằm giành quyền kiểm soát cũng như sở hữu một phần hoặc cả doanh nghiệp đó.

Có thể nói, đây là một hoạt động kinh tế khá phức tạp trong thời kỳ hiện nay. Mặc dù hoạt động này đang diễn ra khá nhiều trong thực tế tuy nhiên vẫn còn khá mới mẻ kéo theo các rủi ro, thách thức và đặc biệt là rủi ro pháp lý.

hoat-dong-m&a

Một số vấn đề pháp lý về hoạt động M&A xuyên quốc gia cần chú ý

Thứ nhất, điều kiện và vấn đề tiếp cận thị trường khi tham gia M&A. Ở mỗi quốc gia, các quy định về điều kiện chủ thể hay điều kiện tiếp cận thị trường là không giống nhau. Ở mỗi quốc gia quan điểm pháp luật về những tiêu chí để xác định nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động M&A đều đặt dưới những tiêu chí khác nhau để xác định. Những hạn chế về vốn, giá trị cổ phần hay ngành nghề đầu tư có thể sở hữu trong giao dịch mua bán, chuyển nhượng cổ phần cũng là vấn đề pháp lý cần lưu ý.

Ngoài ra, do quy định pháp luật ở các nước là khác nhau nên khi các chủ thể tham gia giao dịch M&A, cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ áp đặt ý chí chủ quan của mình khi xác định tư cách.

Thứ hai, pháp luật về cạnh tranh. Pháp luật về cạnh tranh ta cần lưu ý đặc biệt về việc xác định quy mô thị trường, được xác định trên nhiều yếu tố khác nhau như thị trường các sản phẩm liên quan và thị trường về địa lý liên quan. Nắm rõ cũng như cần xem xét kỹ khi xác định thị trường liên quan, liệu thị phần của doanh nghiệp nước ngoài đó có được thông qua nhà phân phối nội địa hay không.

Thứ ba, tình trạng pháp lý thời điểm khởi đầu. Ở giai đoạn đầu, rất có thể do nhiều yếu tố như: sự khác biệt về văn hoá, chính sách – pháp luật, động cơ kinh tế mà các doanh nghiệp hay nhà đầu tư nước ngoài sẽ nhìn nhận sai lầm đối với tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mục tiêu khi tham gia vào hoạt động M&A.

hoat-dong-m&a

Vậy nên, để tránh lãng phí cả về thời gian và tiền bạc cũng như công sức của cả hai bên, trước khi thực hiện thương vụ, các nhà đầu tư cũng như doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ về những điều kiện cơ bản của doanh nghiệp mục tiêu xem có phù hợp hay không.

Cuối cùng, các thủ tục pháp lý cần thực hiện đối với cơ quan có thẩm quyền. Hoạt động M&A cần đảm bảo sự tuân thủ pháp luật. Các doanh nghiệp xuyên quốc gia cần lưu ý về các thủ tục quản lý ngoại hối nhằm kiểm soát việc các nhà đầu tư thực hiện góp vốn, mua bán cổ phần hay chuyển nhượng vốn góp trong doanh nghiệp cũng như thu và sử dụng cổ tức, lợi nhuận được chia. Vấn đề mua ngoại tệ để chuyển tiền hay thực hiện các hoạt động liên quan các nhà đầu tư cũng nên tìm hiểu kỹ.

Trên đây là một số lưu ý cơ bản mà EPLegal VN chia sẻ đến bát kỳ nhà đầu tư hay doanh nghiệp nào tham gia cũng nên tìm hiểu kỹ. Mỗi thương vụ M&A bao gồm nhiều giai đoạn, quá trình phức tạp và là các chuỗi vấn đề liên quan từ kinh tế, tài chính đến pháp lý.

Với đội ngũ các luật sự EPLegal VNgiàu kinh nghiệm, uy tín có thể hỗ trợ cũng như tư vấn về các giao dịch thương mại trong nước và quốc tế. Hãy liên hệ với chúng tôi tại đây hoặc qua hotline +84-28.38232.648.

KHI NÀO DOANH NGHIỆP CẦN TÁI CẤU TRÚC CÔNG TY MÌNH

Tái cấu trúc công ty là một hành động với mục đích thay đổi cấu trúc về vốn hoặc hoạt động của nó. Tuỳ vào tình trạng của từng doanh nghiệp mà có những cách thay đổi khác nhau. Vậy, những trường hợp nào cần tái cấu trúc trong doanh nghiệp?

EPLegal sẽ giải đáp cho các bạn qua bài viết sau.

Tìm hiểu sơ qua về tái cấu trúc công ty

Để có thể tìm ra phương hướng đứng đắn nhất, đầu tiên chủ doanh nghiệp cần hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữa trái cấu trúc doanh nghiệp và tái lập doanh nghiệp.

Tái cấu trúc trong doanh nghiệp có thể hiểu bao quát là sự thay đổi từ bên trong, các vấn đề nội tại của doanh nghiệp, thay đổi dựa trên tình hình sao cho phù hợp với hiện tại mà vẫn dựa trên nền tảng cốt lõi có sẵn.

Tái lập doanh nghiệp là phạm vi rộng hơn là việc thiết lập, thay đổi và xây dựng trên một nền tảng hoàn toàn mới.

tai-cau-truc-doanh-nghiep

Khi nào cần tái cơ cấu trong doanh nghiệp?

Dấu hiệu 1:  Thuộc nhóm bề mặt

Dấu hiệu này có thể dễ nhận ra nhất trong một doanh nghiệp báo động cần phải tái cấu trúc, điển hình như: doanh số giảm, lợi thế cạnh tranh kém, hoạt động trì trệ, thị phần thu hẹp hay tài sản thất thoát.

Dấu hiệu 2: Thuộc nhóm cận mặt

Dấu hiệu này thường do các chính sách còn chưa tốt, các bộ phận chưa có sự phối hợp đồng bộ, chất lượng sản phẩm kém, thường hay nhận những phản ánh, khiếu nại từ khách hàng, hoạt động tiếp thị không hiệu quả…

Khi thấy một trong những tín hiệu mà ban lãnh đạo, quản lý cần xem xét đến vấn đề phải tái cấu trúc doanh nghiệp.

Dấu hiệu 3: Thuộc nhóm giữa

Những dấu hiệu thuộc nhóm này thường có ảnh hưởng một cách gián tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể kể đến như: nguồn nhân lực không hiệu quả, mục tiêu làm việc không rõ ràng, các bộ phận chồng chéo chức năng, bộ máy quản lý còn kém…

Mặc dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng nếu tiếp tục như vậy sẽ khiến cho doanh nghiệp không thể phát triển được. Vì vậy, doanh nghiệp cần xem xét và thực hiện hoạt động tái cấu trúc.

tai-cau-truc-doanh-nghiep

Dấu hiệu 4: Thuộc nhóm lớp sâu

Nhóm này bao gồm các dấu hiệu khó nhận biết, thuộc về chiều sâu của doanh nghiệp có thể kể đến như chiến lược kinh doanh, giá trị cốt lõi, các mục tiêu, định hướng dài hạn hay các quan điểm, triết lý kinh doanh…

Những dấu hiệu này cần được xây dựng hoàn thiện ngay từ lúc đầu thàh lập doanh nghiệp, cần phải xây dựng những giá trị cốt lõi từ sâu bên trong rồi bóc tách ra những mục tiêu ngắn hạn thì doanh nghiệp mới có thể phát triển vững mạnh, lâu bên.

Như vậy có thể thấy, chủ doanh nghiệp cần để ý cũng như theo dõi sát sao các hoạt động từ bề mặt đến sâu bên trong để từ đó thay đổi, tái cấu trúc trong doanh nghiệp giúp doanh nghiệp phát triển hơn.

EPLegal tự tin đồng hành cùng các doanh nghiệp, cung cấp các dịch vụ pháp lý về tái cấu trúc trong doanh nghiệp với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm để có thể hỗ trợ cũng như tư vấn cho khách hàng một cách tốt nhất.

Liên hệ với EPLegal tại đây hoặc hotline +84-28.38232.648.

HOẠT ĐỘNG DẦU KHÍ TẠI VIỆT NAM VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN LƯU Ý?

Theo pháp luật Việt Nam, dầu khí là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó để được phép hoạt động dầu khí tại Việt Nam cần nắm rõ các điều kiện cũng như thủ tục để tránh các rủi ro pháp lý.

Tổng quan hoạt động tronng ngành dầu khí

Căn cứ vào khoản 4 Điều 3 Luật Dầu khí 1993, có thể đưa ra khái niệm về Hoạt động trong ngành dầu khí là loại hoạt động tìm kiếm thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, bao gồm cả các hoạt động trực tiếp phục vụ hoạt động này.

Theo đó, có thể thấy hoạt động trong ngành dầu khí bao gồm: Tìm kiếm thăm dò; Phát triển mỏ; Khai thác dầu khí và các hoạt động trực tiếp phục vụ cho các hoạt động này.

hoat-dong-dau-khi

Điều kiện hoạt động trong ngành dầu khí

Căn cứ vào Luật dầu khí 1993, Luật Dầu khí sửa đổi 2008 và Nghị định 95/2015/NĐ-CP, EPLegal xin cung cấp cho các bạn các điều kiện chung để có thể hoạt động kinh doanh dầu khí cơ bản như sau:

–    Các tổ chức, cá nhân cần đặc biệt chú ý khi tiến hành hoạt động trong ngành dầu khí cần phải sử dụng các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến cũng như cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam đặc biệt là về vấn đề bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường cũng như đảm bảo an toàn cho người và tài sản.

–    Các tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động trong ngành dầu khí cần phải có đề án bảo vệ môi trường, thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa ô nhiễm cũng như cần loại trừ các nguyên nhân gây ra ô nhiễm đồng thời có trách nhiệm khắc phục nếu có hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra.

–    Phải thiết lập các vùng an toàn phục vụ cho các công trình hoạt động trong ngành dầu khí theo quy định của pháp luật Việt Nam.

hoat-dong-nganh-dau-khi

–    Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh dầu khí, sau khi kết thúc một công đoạn, từng giai đoạn khác nhau hoặc kết thúc hợp đồng dầu khí, các tổ chức hay cá nhân phải có trách nhiệm đảm bảo thu dọn các công trình cố định cũng như thiết bị và các phương tiện phục vụ, hỗ trợ các hoạt động trong ngành dầu khí không sử dụng nữa.

–    Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phục hồi môi trường theo quy định.

–    Khi tiến hành hoạt động trong ngành dầu khí, yêu cầu tổ chức, cá nhân phải mua bảo hiểm đối với các phương tiện, các công trình phục vụ cho hoạt động trong ngành dầu khí đồng thời bảo hiểm môi trường và các loại bảo hiểm khác theo quy định pháp luật.

–    Hợp đồng dầu khí được kí kết nếu đảm bảo thông qua luật đấu thầu hoặc theo các hình thức khác theo quy định của pháp luật về đấu thầu dự án cũng như khai thác dầu khí theo quy định của Chính phủ Việt Nam.

–    Đặc biệt lưu ý, tổ chức cá nhân không thể tiến hành hoạt động trong ngành dầu khí trong trường hợp Nhà nước Việt Nam tuyên bố cấm hoặc tạm thời cấm vì lợi ích quốc phòng, vấn đề an ninh quốc gia hoặc lợi ích công cộng.

Trong trường hợp, tổ chức cá nhân đã được cấp phép tiến hành hoạt động trong ngành dầu khí mà bị cấm hoặc tạm thời không được hoạt động, Chính phủ Việt Nam cần giải quyết thỏa đáng, đưa ra những phương án để giảm thiểu thiệt hại cho tổ chức, cá nhân đó.

Trên đây, EPLegal VN xin gửi đến các bạn những điều kiện cơ bản nhất cần có để có thể tham gia hoạt động kinh doanh dầu khí. Để được tư vấn cũng như hỗ trợ kỹ hơn, hãy liên hệ với chúng tôi. EPLegal VN cam kết mang đến cho các bạn sự hỗ trợ tốt nhất tại đây hoặc liên hệ qua hotline:  028.38232.648 

Tài liệu tham khảo

  1.  Luật dầu khí 1993

  2. Luật Dầu khí sửa đổi 2008 

  3. Nghị định 95/2015/NĐ-CP

EPLEGAL VN GIỚI THIỆU CHUYÊN MỤC BẢN TIN TUẦN: LUẬT – NĂNG LƯỢNG

Kể từ tuần này trở đi, EPLegal VN sẽ ra mắt chuyên mục Bản tin: Luật – Năng lượng. Đây là mô hình mới nhằm thay đổi hình thức tiếp cận, để cá nhân, tổ chức có quan tâm về lĩnh vực Luật – Năng lượng có thể nắm bắt được các thông tin một cách chuẩn xác và kịp thời nhất.

ban-tin-tuan

Trước nhu cầu tiếp cận nguồn thông tin lĩnh vực năng lượng nhưng lại không biết tìm kiếm ở đâu hoặc chọn lọc những thông tin hữu ích… EPLegal VN đã triển khai chuyên mục bản tin nhằm hướng đến mục tiêu kết nối và phát huy sức mạnh cộng đồng; từ đó xây dựng hệ sinh thái cung cấp tri thức Luật một cách chuẩn xác và kịp thời.

Theo đó, bản tin tuần: Luật – Năng lượng của EPLegal VN sẽ cung cấp các thông tin mới nhất về lĩnh vực năng lượng không chỉ ở Việt Nam mà còn phạm vi Thế giới. Bản tin tuần có thời lượng từ 15 – 20 phút, dưới hình thức video trực tuyến, phù hợp với mọi đối tượng quan tâm có thể dễ dàng theo dõi và lắng nghe cho dù ở bất kỳ đâu. Bên cạnh đó, bản tin cung cấp cẩm nang, bí quyết, lời khuyên của đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm EPLegal VN tới quý độc giả theo dõi.

Bản tin được phát hành chính thức tại website của EPLegal VN hoặc fanpage chính thức của EPLegal VN, thời gian xuất bản định kỳ thứ 7 hàng tuần.

Để được nhận thông báo về Bản tin Tuần: Luật – Năng lượng cũng như những thông báo mới nhất về lĩnh vực này, doanh nghiệp hãy gửi email tới địa chỉ: info@eplegal.com hoặc theo dõi tại fanpage: EPLegal – Defining the legal edge

Posted in Chưa phân loại

GIÁ KHÍ ĐỐT TỰ NHIÊN TĂNG KHI NHU CẦU VƯỢT XA NGUỒN CUNG

Theo Bloomberg, kỷ nguyên khí đốt tự nhiên giá rẻ đã qua, nhường chỗ cho thời đại năng lượng đắt đỏ hơn và điều này đang tạo ra hiệu ứng lan rộng trên nền kinh tế toàn cầu.

Khí đốt tự nhiên thường được sử dụng để tạo ra điện và sưởi ấm với nguồn cung rất dồi dào và rẻ từ những thập kỷ trước. Tuy nhiên trong năm nay, khi nhu cầu tiêu thụ khi đốt tự nhiên vượt hẳn nguồn cung vốn có của nó, đã khiến giá khí đốt đạt mức kỷ lục trong tuần này, ở cả Châu Âu và Châu Á.

Khí đốt tự nhiên ngày càng được tiêu thụ mạnh

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, đến năm 2024, nhu cầu được dự báo sẽ tăng 7% so với trước Covid-19. Theo phân tích của McKinsey & Co.

khi-dot-tu-nhien-01

Giá khí đốt tự nhiên tăng cao có nghĩa là sẽ tốn kém hơn cho các nhà máy điện hoặc sản xuất hóa dầu, làm xáo trộn mọi ngóc ngách của nền kinh tế toàn cầu và thúc đẩy lo ngại lạm phát. Đối với người tiêu dùng, nó sẽ mang lại hóa đơn điện năng và khí đốt hàng tháng cao hơn. Sẽ tốn nhiều tiền hơn để cung cấp năng lượng cho các hoạt động và thiết bị sử dụng hàng ngày như máy giặt, tắm nước nóng và thiết bị nhà bếp.

Tỷ lệ khí đốt tự nhiên của châu Âu đã tăng hơn 1.000% từ mức thấp kỷ lục vào tháng 5 năm 2020 do đại dịch, trong khi tỷ lệ LNG của châu Á đã tăng khoảng sáu lần trong năm ngoái. Ngay cả giá ở Mỹ, nơi cuộc cách mạng đá phiến đã thúc đẩy đáng kể sản xuất nhiên liệu, đã tăng lên mức cao nhất vào thời điểm này trong năm trong một thập kỷ.

Trong khi có một số yếu tố tác động đến giá khí đốt cao hơn, chẳng hạn như gián đoạn nguồn cung, kinh tế toàn cầu phục hồi và tạm dừng các nhà máy xuất khẩu LNG mới, ngày càng có sự đồng thuận rằng thế giới đang phải đối mặt với sự thay đổi cơ cấu, do quá trình chuyển đổi năng lượng.

Nhu cầu khí đốt không có dấu hiệu chậm lại

Nhu cầu sử dụng khí đốt sạch đang lan rộng trên toàn cầu bởi các mức phạt do xả thải khí carbon ngày càng cao. Tại khu vực Nam Á và Đông Nam Á, Chính phủ các nước này cũng đang lên kế hoạch xây dựng hàng chục nhà máy đốt khí mới để đáp ứng nhu cầu điện ngày càng lớn. Còn tại Trung Quốc, nước này cũng đang mở rộng tiêu thụ khí đốt nhằm thay thế cho việc sử dụng than vốn bị phản đối do gây ảnh hưởng tối môi trường.

khi-dot-tu-nhien-01

Đây là một cơ hội để các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực khí đốt vốn được dự kiến sẽ đạt 160 triệu tấn vào năm 2035, theo WoodMac’s Thompson. Ngoài ra các phong trào xanh cũng là một lợi thế để tập trung phát triển lĩnh vực trên nhằm cung cấp khi đốt đầy đủ và giá cả phải chăng cho người tiêu dùng.

Nguồn tham khảo: https://www.worldoil.com/news/2021/8/6/natural-gas-prices-surge-as-energy-transition-driven-demand-outstrips-supply

CẬP NHẬT PHÁP LÝ: NGHỊ ĐỊNH 54/2021NĐ-CP VỀ ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG

Cập nhật pháp lý: Ngày 21/5/2021, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 54/2021/NĐ-CP trong đó có quy định chi tiết về việc đánh giá sơ bộ các tác động tới môi trường. 

Nghị định trên được áp dụng rộng rãi đối với các cơ quan, tổ chức và các cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến một số hoạt động đầu tư bao gồm: Dự án đầu tư lĩnh vực công; Dự án đầu tư theo phương án đối tác công tư; Dự án đầu tư theo tình huống chấp thuận chủ trương đầu tư về quy định của pháp luật trong lĩnh vực đầu tư; Dự án đầu tư theo diện cấp Giấy chứng nhận việc đăng ký đầu tư, trừ trường hợp việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư xuất phát từ yêu cầu của nhà đầu tư. 

cap-nhat-phap-ly-01

Một số nội dung quan trọng nhất trong việc đánh giá các tác động tới môi trường bao gồm: 

  • Đánh giá sự phù hợp của địa điểm, vị trí thực hiện dự án đầu tư với Chiến lược cũng như Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia;
  • Phát hiện, nhận dạng, cũng như có khả năng dự báo các tác động của dự án đầu tư đối với môi trường trên cơ sở từng quy mô cụ thể, công nghệ phục vụ sản xuất và địa điểm để thực hiện dự án; 
  • Thực hiện việc phân tích, đánh giá, lựa chọn các phương án về quy mô, công nghệ phục vụ sản xuất, công nghệ trong xử lý chất thải, địa điểm nhằm thực hiện dự án đầu tư và các biện pháp cụ thể để giảm thiểu tác động môi trường. 

Để được cập nhật thêm các thông tin pháp lý mới nhất, doanh nghiệp hãy gửi email tới địa chỉ: info@eplegal.com để đăng ký nhận Newsletter định kì của Văn phòng Luật EPLegal VN

CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN QUAN TÂM KHI THÀNH LẬP CÔNG TY CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

Việt Nam trong những năm gần đây đã dần trở thành thị trường hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài từ nhiều lĩnh vực khác nhau như vận tải, du lịch… Trong đó có nhiều quy định hiện hành mà doanh nghiệp cần quan tâm để đảm bảo việc phát triển và kinh doanh.

Theo Luật Đầu tư 2020 quy định, có 5 hình thức đầu tư: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; Thực hiện dự án đầu tư; Đầu tư theo hợp đồng BCC và Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Với hình thức này, nhà đầu tư của nước ngoài khi thành lập tổ chức kinh tế tại Việt Nam cần đáp ứng được các điều kiện tại điều 9 Luật Đầu tư 2020 về tiếp câhn thị trường đối với nhà đầu tư của nước ngoài như sau:

a, Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư của nước ngoài trong tổ chức kinh tế;

b, Hình thức đầu tư;

c, Phạm bi hoạt động đầu tư;

d, Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;

đ, Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyể của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ  và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt Nam là thành viên.

dau-tu-nuoc-ngoai-01

Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Ở trường hợp này, Luật đầu tư 2020 quy định đối với việc nhà đầu tư của nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng được có điều kiện, quy định sau:

a, Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư của nước ngoài;

b, Bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật này;

c, Quy định của pháp luật về đất đai về điều kiện nhận quyền ử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển;

Ngoài ra, cần lưu ý về thủ tục của Nhà đầu tư trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế ở Luật đầu tư 2020 đã có thay đổi so với 2014.

Thực hiện dự án đầu tư đầu tư của nước ngoài

Theo quy định mới nhất, tổ chức kinh tế phải đáp ứng được đầy đủ điều kiện và thực hiện đầy đủ thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư của nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác, đầu tư theo hợp đồng BCC nếu tổ chức đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại điều 23 Luật Đầu tư 2020, cụ thể:

a, Có nhà đầu tư của nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b, Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

c, Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

dau-tu-nuoc-ngoai-01

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

Về hình thức này, được tổ chức bằng việc ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam.

Đối với việc ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư của nước ngoài hoặc giữa hai nhà đầu tư của nước ngoài được thực hiện thủ tục Giấy cấp chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.

Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Đây là điểm mới của Luật Đầu tư 2020, chính phủ Việt Nam thực hiện sẵn sàng hợp tác, đầu tư các loại hình kinh tế mới. Đó là bước tiến mới của Việt Nam, thể hiện tính mới mẻ, không rập khuôn, bó hẹp. Tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế phát triển.

Trên đây, là những câu trả lời về các điều kiện cũng như vấn đề pháp lý cần quan tâm về đầu tư của nước ngoài theo quy định tại Luật đầu tư mới nhất 2020. Để được hỗ trợ cũng như tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ với chúng tôi qua https://eplegal.vn/  hoặc qu hotline: +84-28-38232648

Tài liệu tham khảo 

  1. Luật Đầu tư 2020

  2. Luật đầu tư 2014

Posted in Chưa phân loại

CẬP NHẬT PHÁP LÝ: QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CẢNG BIỂN, CẢNG CẠN

Ngày 19/4/2021, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 08/2021/TT-BGTVT và Thông tư 09/2021/TTBGTVT về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cảng biển, cảng cạn. 

Đối với quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về cảng biển, mã số đăng ký là quy chuẩn Việt Nam 107:2021/BGTVT

Quy chuẩn quy định về yêu cầu kỹ thuật và quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của cảng biển áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý, kinh doanh khai thác cảng biển. Quy chuẩn này không áp dụng đối với cảng quân sự, cảng cá, cảng và bến thủy nội địa nằm trong vùng nước cảng biển.

quy-chuan-ky-thuat-02

Đối với quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về cảng cạn, mã số đăng ký là quy chuẩn Việt Nam 108:2021/BGTVT

Theo Quy chuẩn, cảng cạn là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, là đầu mối tổ chức vận tải gắn liền với hoạt động của cảng biển, cảng hàng không, cảng thủy nội địa, ga đường sắt, cửa khẩu đường bộ, đồng thời có chức năng là cửa khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trong đó quy định cảng cạn phải có diện tích tối thiểu là 05 ha, đồng thời phải bảo đảm đủ công suất khai thác thiết kế hiện tại, đủ diện tích để bố trí nơi làm việc cho các cơ quan, tổ chức liên quan tại cảng và xét đến sự phát triển của cảng cạn trong tương lai.

Mặt khác, cảng cạn cũng cần phải thiết kế, quy hoạch tổng mặt bằng bao gồm các phân khu để đảm bảo các chức năng nhận và gửi hàng hóa vận chuyển bằng container, hàng hóa khác; Tập kết container, hàng hóa khác để vận chuyển đến cảng biển và các nơi khác theo quy định của pháp luật; Kiểm tra và thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đóng hàng hóa vào và dỡ hàng hóa ra; gom và chia hàng hóa lẻ đối với hàng hóa có nhiều chủ trong cùng tainer; tạm chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và container; thực hiện các dịch vụ phụ trợ khác.

quy-chuan-ky-thuat-03

Ngoài ra, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cảng cạn cũng quy định chi tiết các yêu cầu về hạng mục ng trình, bảo trì và phòng, chống cháy nổ tại cảng cạn.

Các thông tư trên sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2021.

Để được cập nhật thêm các thông tin pháp lý mới nhất, doanh nghiệp hãy gửi email tới địa chỉ: info@eplegal.com để đăng ký nhận Newsletter định kì của Văn phòng Luật EPLegal VN.

ĐIỀU KHOẢN TRỌNG TÀI ĐƠN PHƯƠNG CÓ HIỆU LỰC Ở VIỆT NAM HAY KHÔNG?

  1. Giới thiệu

Điều khoản giải quyết tranh chấp song phương mang lại cho mỗi bên trong hợp đồng quyền bình đẳng trong việc giải quyết tranh chấp, tức là cả hai bên đều có quyền đưa tranh chấp của mình ra tòa án hoặc trọng tài như nhau. Ngược lại, điều khoản trọng tài đơn phương là điều khoản chỉ cho phép một bên có quyền lựa chọn giữa trọng tài và toà án trong khi bên còn lại chỉ có một sự lựa chọn duy nhất.

Các điều khoản trọng tài đơn phương rất phổ biến trong các hợp đồng tín dụng.[1] Cơ sở lý luận đằng sau điều khoản này chính là chúng sẽ đảm bảo rằng bên cho vay có thể thu hồi được tài sản thế chấp của bên đi vay một cách linh hoạt hơn, đặc biệt là những tài sản nằm ở nhiều quốc gia khác nhau.[2]Ví dụ, trong một tình huống mà khoản vay là rõ ràng và không có tranh chấp liên quan đến nó, bên cho vay (ngân hàng hoặc tổ chức tài chính) có thể khởi kiện bên vay ở tòa án tại quốc gia mà có tài sản thế chấp thay vì đưa ra trọng tài. Bởi vì việc giải quyết tranh chấp tại toà án sẽ giúp bên cho vay thu hồi nợ trong thời gian ngắn hơn, trong khi việc giải quyết bằng trọng tài có thể rất tốn kém và mất thời gian.

Ngoài ra, điều khoản trọng tài đơn phương có thể được quy định trong các loại hợp đồng khác, chẳng hạn như trong hợp đồng thuê nhà, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng lao động và các loại hợp đồng khác.

Điều khoản trọng tài đơn phương được thực thi ở nhiều quốc gia.[3] Tuy nhiên, khả năng thực thi của điều khoản này vẫn còn gây tranh cãi ở một số quốc gia khác.[4] Bài viết này giải quyết câu hỏi liệu điều khoản trọng tài đơn phương có hiệu lực ở Việt Nam hay không.

  1. Các loại điều khoản trọng tài đơn phương khác nhau

Có hai loại điều khoản trọng tài đơn phương. Loại điều khoản trọng tài đơn phương đầu tiên sẽ cho phép các bên trong hợp đồng đem tranh chấp của mình ra toà án nhưng chỉ có một bên được phép đem tranh chấp ra trọng tài. Ví dụ:

Notwithstanding the submission to jurisdiction of English Courts clause, the Lender may, at any time before instituting any court proceedings, or otherwise submitting to the jurisdiction of a court, elect to have any dispute finally settled by arbitration. The arbitration shall be conducted in accordance with the Rules of the Singapore International Arbitration Centre in effect at the time of the arbitration (the “Rules”), except as they are modified by the provisions of this Agreement.”

Loại điều khoản trọng tài đơn phương thứ hai sẽ cho phép các bên cùng đem tranh chấp ra trọng tài để giải quyết nhưng chỉ một bên có quyền lựa chọn đem tranh chấp ra toà án. Ví dụ:

All disputes, claims, controversies, and disagreements relating to or arising out of this Agreement, or the subject matter of this Agreement, shall be finally resolved by arbitration in accordance with [add institutional arbitration rules]. Notwithstanding the foregoing, [Party A] shall be free at its sole option to seek judicial relief..”

  1. Quan điểm của toà án Việt Nam đối với điều khoản trọng tài đơn phương

Hiện tại, ở Việt Nam vẫn chưa có vụ việc nào liên quan đến hiệu lực của điều khoản trọng tài đơn phương trong bối cảnh của một hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, chúng ta có thể giải quyết vấn đề này dựa vào Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP (“Nghị quyết 01”).

Đối với trường hợp các bên vừa thoả thuận trọng tài vừa thoả thuận toà án, Khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 01 quy định như sau:

(i) Trường hợp nguyên đơn yêu cầu trọng tài giải quyết tranh chấp trước khi yêu cầu toà án giải quyết, hoặc yêu cầu trọng tài giải quyết trước khi toà án thụ lý, thì toà án phải căn cứ Điều 6 của Luật Trọng tài Thương mại 2010 (“LTTTM”) hoặc Điểm i Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự để từ chối giải quyết vụ việc.

(ii) Trường hợp nguyên đơn yêu cầu toà án giải quyết tranh chấp, thì ngay sau khi nhận được yêu cầu, toà án phải xác định một trong các bên đã yêu cầu trọng tài giải quyết hay chưa. Nếu các bên đã yêu cầu trọng tài giải quyết tranh chấp thì toà án sẽ từ chối thụ lý. Trong trường hợp mà các bên chưa yêu cầu trọng tài giải quyết thì toà án sẽ xem xét thụ lý giải quyết vụ việc.

Thực tế, pháp luật Việt Nam có một cách tiếp cận cởi mở đối với điều khoản trọng tài đơn phương. Ở một mức độ nhất định, Việt Nam có thể được coi là quốc gia ủng hộ trọng tài trong vấn đề đó. Ngay cả khi một bên đưa tranh chấp ra tòa ngay từ đầu, tòa sẽ luôn ưu tiên lựa chọn trọng tài trong điều khoản trọng tài đơn phương. Trước khi thụ lý vụ việc, tòa án luôn đảm bảo rằng không bên nào đưa tranh chấp ra trọng tài.

Hơn nữa, tòa án sẽ công nhận hiệu lực của điều khoản mà cho phép người tiêu dùng lựa chọn giữa toà án và trọng tài. Cụ thể, Điều 17 LTTTM quy định rằng mặc dù điều khoản trọng tài đã được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn trong thoả thuận trọng tài thì người tiêu dùng vẫn được quyền lựa chọn trọng tài hoặc toà án để giải quyết tranh chấp. Nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại trọng tài nếu như được người tiêu dùng đồng ý. Nếu người tiêu dùng không đồng ý giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, thỏa thuận trọng tài đó sẽ không thể thi hành.[5]

  1. Các quốc gia thi hành điều khoản trọng tài đơn phương

Ở nhiều quốc gia ủng hộ trọng tài như Anh và Singapore, điều khoản trọng tài đơn phương luôn được xem là có hiệu lực.

Ở Anh, ban đầu toà án cho rằng một thỏa thuận trọng tài sẽ chỉ có hiệu lực nếu cả hai bên đều có quyền đưa tranh chấp của mình ra trọng tài.Tòa phúc thẩm ở vụ việc  Baron vs. Sunderland Corp (1966) cho rằng: “Trong điều khoản trọng tài, mỗi bên phải đồng ý đưa tranh chấp ra trọng tài; và nó là một yếu tố quan trọng của điều khoản trọng tài rằng khi tranh chấp xảy ra một trong hai bên có thể đưa tranh chấp ra trọng tài theo cách thức đã được quy định. Nói cách khác, điều khoản phải trao cho cả hai bên quyền giải quyết tranh chấp bằng trọng tài”. Toà án trong vụ việc giữa Tote Bookmakers Ltd  và Development and Property Holding Co Ltd (1985) cũng đã đưa ra quyết định tương tự.[6]

Tuy nhiên, các tòa án Anh đã thay đổi cách tiếp cận của họ đối với hiệu lực của các điều khoản trọng tài đơn phương. Trong vụ việc giữa Pittalis và Sherefettin (1986), Tòa Phúc thẩm đã đề dựa vào sự đồng thuận của các bên đối với điều khoản trọng tài đơn phương, và đã bác bỏ các bản án trước đó.  Toà án đã lập luận rằng: “Tôi không thấy có bất cứ lý do gì nếu một thỏa thuận giữa hai bên chỉ cho phép một trong hai bên có quyền đưa tranh chấp ra trọng tài thì thoả thuận đó lại không cấu thành thoả thuận trọng tài. Hoàn toàn có một thỏa thuận song phương cấu thành thoả thuận trọng tài. Thực tế là sự lựa chọn đó chỉ được một bên sử dụng đối với tôi là không liên quan. Thoả thuận đó phù hợp với cả hai bên”. Hơn nữa, tòa án trong vụ việc giữa Law Debenture Trust Corp và Elektrim Finance BV (2005) đã theo cách tiếp cận của vụ việc Pittalis và tuyên bố rằng: “[..] một điều khoản đơn phương mang lại lợi thế cho một trong các bên nhưng điều khoản này không nên được xem là một điều khoản kỳ lạ mà nên được xử lý giống như bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng mà mang lại lợi ích cho một bên”.

Ngoài ra ở Singapore, trong vụ việc của Dyna Jet, Tòa án Tối cao nhận định rằng điều khoản trọng tài đơn phương đã cấu thành một thỏa thuận trọng tài và do đó nó có hiệu lực thi hành theo Đạo luật Trọng tài Quốc tế Singapore.[7]

  1. Các quốc gia từ chối thi hành điều khoản trọng tài đơn phương

Trong vụ việc của Sony Ericsson[8], Tòa án Nga đã đi ngược lại cách tiếp cận nhất quán ở Nga và từ chối công nhận hiệu lực của một điều khoản như vậy. Tòa án Nga đã dựa vào quyền được xét xử công bằng quy định tại Điều 6 của Công ước Châu Âu về Nhân quyền để đưa ra quyết định của mình.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nguyên tắc đối xử công bằng được áp dụng khi quá trình tố tụng đã bắt đầu.[9] Trong vụ Mauritius Commercial Bank Ltd. và Hestia Holdings Ltd. & Sujana Universal Industries Ltd. (2013), Tòa án Anh xác nhận rằng: “chính sách công mà được cho là vô lý là ‘quyền tiếp cận công lý bình đẳng’ như được phản ánh trong Điều 6 của ECHR. Nhưng Điều 6 hướng đến việc tiếp cận công lý trong một phương thức giải quyết tranh chấp do các bên lựa chọn, không phải liên quan đến sự lựa chọn các phương thức”. Nói cách khác, điều khoản trọng tàu đơn phương không ảnh hưởng đến quyền được đối xử công bằng trong tố tụng giữa các bên. Một điều khoản như vậy chỉ đặt các bên vào vị trí bất lợi trong giai đoạn trước khi khởi kiện tại trọng tài hoặc trước khi khởi kiện tại toà án. Do đó, không thể cho rằng điều khoản trọng tài đơn phương đi ngược lại với nguyên tắc đối xử công bằng.

Ở Pháp, trong vụ việc của Rothschild[10], Tòa án tối cao đã cho rằng một điều khoản giải quyết tranh chấp mà quy định tất cả các tranh chấp phải được đưa đến các tòa án Luxembourg nhưng chỉ cho phép một bên đơn phương đưa các tranh chấp đến bất kỳ tòa án có thẩm quyền nào khác thì không phải là một thỏa thuận trao thẩm quyền theo nghĩa của Điều 23 của Quy chế Brussels I, nhưng đúng hơn là sự áp đặt các điều khoản của bên này đối với bên kia. Một sự áp đặt như vậy được xem là “condition potestative” và khiến các điều khoản giải quyết tranh chấp như vậy trở nên vô hiệu, do đó cũng gây nên mối lo ngại về cách tiếp cận của các tòa án Pháp đối với điều khoản trọng tài đơn phương.

  1. Kết luận

Điều khoản trọng tài đơn phương là một công cụ hấp dẫn đối với các bên thương mại, đặc biệt là trong bối cảnh các hợp đồng tín dụng.

Trên bình diện quốc tế, hiệu lực của điều khoản trọng tài đơn phương vẫn không chắc chắn. Một số quốc gia ủng hộ trọng tài như Anh và Singapore, toà án luôn cho rằng điều khoản trọng tài đơn phương có hiệu lực. Việt Nam cũng áp dụng cách tiếp cận cởi mở đối với loại điều khoản này. Mặc dù chưa có bất kỳ vụ việc nào liên quan đến hiệu lực của điều khoản trọng tài đơn phương cho đến nay, nhưng các tòa án Việt Nam sẽ công nhận hiệu lực của điều khoản này dựa trên Nghị quyết 01. Trong khi đó, một số quốc gia như Nga và Pháp đã không công nhận hiệu lực của điều khoản này vì nhiều mối lo ngại khác nhau, đặc biệt là các mối lo ngại về đối xử công bằng.

Do đó, các bên trong hợp đồng vay nên lưu ý rõ vấn đề này. Các bên khi ký kết điều khoản trọng tài đơn phương cũng nên đảm bảo rằng điều khoản đó: (i) được điều chỉnh bởi luật của quốc gia công nhận hiệu lực của loại điều khoản đó; và (ii) quy định địa điểm trọng tài mà có cách tiếp cận cởi mở đối với điều khoản trọng tài đơn phương. Bên cạnh đó, các bên cũng nên xem xét nơi mà các phán quyết trọng tài của họ có thể được thi hành. Ở một số quốc gia, các nguyên tắc đối xử công bằng có thể nâng lên tầm chính sách công theo Điều V (2) (b) của Công ước New York. Điều này có thể ngăn cản việc thi hành phán quyết trọng tài ở quốc gia đó.

Có hai loại điều khoản trọng tài đơn phương, một trong số đó cho phép cả hai bên đưa tranh chấp ra trọng tài trong khi chỉ một bên được quyền lựa chọn đem ra toà án. Loại điều khoản còn lại trao cho cả hai bên quyền đưa tranh chấp ra toà án trong khi chỉ một bên được quyền đem tranh chấp ra trọng tài. Trong quá trình soạn thảo, các bên cần thận trọng khi quyết định đưa loại điều khoản thứ nhất hay thứ hai vào hợp đồng. Các bên được khuyến nghị sử dụng loại điều khoản đầu tiên để giảm thiểu khả năng điều khoản đó bị tuyên vô hiệu. Vì loại điều khoản này cho phép cả hai bên đem tranh chấp ra trọng tài, nên rất khó để một bên phản đối thẩm quyền của hội đồng trọng tài bất kể chỉ có một bên được đem tranh chấp ra toà án.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Gary B. Born, International Commercial Arbitration, 3rd edition, Kluwer Law International 2021, p. 866

[2] Deyan Draguiev, Unilateral Jurisdiction Clause: The Case for Invalidity, Severability or Enforceability; Peter Ashford FCIARB, Is an Asymmetric Disputes Clause Valid and Enforceable

[3] NB Three Shipping Ltd vs. Harebell Shipping Ltd (2004); Dyna-Jet Pte Ltd v Wilson Taylor Asia Pacific Pte Ltd (2016)

[4] Mme X v. Rothschild [2012]

[5] Khoản 4 Điều 5 Nghị Quyết 01

[6] Tote Bookmakers Ltd vs. Development and Property Holding Co Ltd,. 2 All E.R. 555, 1985.

[7] Dyna-Jet Pte Ltd v Wilson Taylor Asia Pacific Pte Ltd (2016)

[8] Russian Telephone Company v. Sony Ericsson Mobile Communication Rus (2012)

[9] Deyan Draguiev, Unilateral Jurisdiction Clause: The Case for Invalidity, Severability or Enforceability

[10] Mme X v. Rothschild [2012]

Posted in Chưa phân loại

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?

Xây dựng là ngành công nghiệp quan trọng có mục đích tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật cho mỗi quốc gia. Trong quản lý doanh nghiệp xây dựng đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa nhân lực, chi phí, công nghệ, và vấn đề pháp lý.

Vấn đề nhân lực

Theo số liệu từ Phòng Thương mại Hoa Kỳ , 88% các nhà thầu được khảo sát cho rằng họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công nhân lành nghề từ trung bình đến cao. Do đó, rất nhiều đơn vị buộc phải từ chối các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng do vấn đề thiếu hụt người lao động. Bởi, chính việc số lượng công nhân không đủ sẽ gây khó khăn để các dự án có thể hoàn thành kịp thời và tiết kiệm chi phí.

Trước thực tiễn trên, buộc mỗi doanh nghiệp xây dựng tìm kiếm cho mình đội ngũ nhân công đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Một số giải pháp về tuyển dụng và quản lý lao động dành cho lĩnh vực xây dựng như: LabourChart; Core LabourOS / Crews của Core Pro; TraLaMa; ProCore; TradeHounds.

quan-ly-doanh-nghiep-xay-dung-01

Đọc thêm: CẬP NHẬT PHÁP LÝ: NGHỊ ĐỊNH 50/2021/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG

Đảm bảo hoàn thành dự án một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí

Vượt mức ngân sách triển khai là một vấn đề phổ biến mà các công ty xây dựng gặp phải. Theo thống kê, cứ 10 dự án có mức đầu tư từ 1 tỷ USD trở lên thì có 9 dự án  vượt quá ngân sách, đặc biệt, đối với các dự án xây dựng giao thông thường bị trì hoãn trong khoảng từ 2 đến 3 năm. Chính vì thế lợi nhuận mà doanh nghiệp đem lại thường rất thấp so với con số lợi nhuận khổng lồ có thể tạo ra.  

Để kiểm soát các vấn đề trên, nhà thầu cần xem xét đầu tư vào phần mềm quản lý để được tính toán một cách hợp lý việc phân bổ ngân sách dự án, từ đó có thể tránh được tình trạng chi phí vượt ngân sách một cách hiệu quả. 

Đưa công nghệ vào trong ngành xây dựng

Công nghệ là đòn bẩy mạnh mẽ cho sự đổi mới. Đặc biệt những ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19 hay những lo ngại về khí hậu và vấn đề xã hội… đòi hòi doanh nghiệp xây dựng thay đổi hướng tiếp cận nhằm tạo ra hiệu quả cao hơn.

Một số giải pháp công nghệ đang được triển khai trong ngành xây dựng như:

  • Các cấu kiện tiêu chuẩn hóa, mô đun hóa hoặc tiền chế;
  • Tự động hóa ngành xây dựng với thiết bị xây dựng tự động hoặc bán tự động;
  • Công nghệ in 3D nhằm khắc phục việc tạo ra sản phẩm thô ráp, cục mịch;
  • Sử dụng kỹ thuật số như: Big Data, máy quét 3D, các cảm biến chôn sẵn; thiết bị bay không người lái; mô hình thông tin công trình BIM;

Để triển khai các ứng dụng trên, đòi hỏi doanh nghiệp xây dựng phải thiết lập nền tảng công nghệ và bổ sung khả năng kỹ thuật số thông qua bên thứ ba khi cần thiết. Xác định và ưu tiên các công nghệ kỹ thuật số phù hợp nhất với doanh nghiệp cũng như nhu cầu kinh doanh và thị trường. Đầu tư mua phần mềm, phần cứng cần thiết và cơ sở hạ tầng CNTT. Đảm bảo có quyền truy cập và/hoặc quyền sở hữu dữ liệu liên quan được tạo trong vòng đời của công trình.

quan-ly-doanh-nghiep-xay-dung-02

Đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc trong quản lý doanh nghiệp xây dựng

Mọi doanh nghiệp, kể cả những đơn vị trong ngành xây dựng từ khi thành lập đến hoạt động đều phải tuân theo thể chế, quy định đặc thù của pháp luật. Vì nếu doanh nghiệp kinh doanh trái với những quy định của pháp luật thì lợi nhuận có được sẽ bị pháp luật tước bỏ.

Ngoài ra, việc đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc cũng sẽ giúp doanh nghiệp nắm được và hiểu rõ những gì có liên quan đến công ty và việc kinh doanh của công ty mình. Từ đó có thể giảm thiểu tối đa những tranh chấp có thể xảy ra khi doanh nghiệp ký kết triển khai các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.

Để đảm bảo cơ sở pháp lý vững chắc, các công ty xây dựng nên tìm kiếm cho mình không chỉ một văn phòng Luật thông thường mà còn là đối tác, người bạn đồng hành cùng doanh nghiệp trong những dự án tương lại.

Một trong những Văn phòng Luật hàng đầu cung cấp các ý kiến pháp lý toàn diện trong mọi khía cạnh của ngành xây dựng đó là EPLegal VN. Đây là đơn vị có kiến thức chuyên sâu, với kinh nghiệm thực tiễn triển khai và kỹ năng vững vàng trong tư vấn luật doanh nghiệp, chắc chắn sẽ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng theo quy định của pháp luật. Để được nhận tư vấn hoặc hỗ trợ, doanh nghiệp hãy liên hệ với đội ngũ luật sư của EPLegal VN qua số hotline: +84-28.38232.648

Nguồn tham khảo: How Contractors Can Get the Resources They’ll Need to Move Infrastructure Projects Forward